Hành tinh đẹp nhất Hệ Mặt Trời qua lăng kính tàu Cassini
13 năm bay quanh Sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã ghi lại hàng nghìn hình ảnh tuyệt đẹp về hành tinh đầy bí ẩn này.
Nhờ bộ lọc đặc biệt, tàu vũ trụ Cassini chụp lại hình ảnh ngược sáng của Sao Thổ vào ngày 17/10/2012. Sao Thổ được coi là hành tinh đẹp nhất trong Hệ Mặt Trời nhờ vành đai phát sáng rực rỡ.
NASA công bố hình ảnh này sau khi kết hợp 12 hình ảnh khác nhau được Cassini chụp lại, vào ngày 12/2/2011. Trước đó, hình ảnh cho thấy cơn bão ở phía Bắc của hành tinh này. Tàu thăm dò không người lái Cassini, thành quả hợp tác giữa cơ quan hàng không Mỹ và Italy, được phóng lên vào ngày 15/10/1997 và đã tới quỹ đạo của Sao Thổ vào năm 2004, sau khi thực hiện hành trình qua Sao Kim và Sao Mộc.
Một hình ảnh khác được chỉnh màu, cho thấy những đám mây cực quang ở cực Nam của Sao Thổ. Để có được hình ảnh này, các nhà khoa học của NASA đã kết hợp 65 tấm ảnh khác nhau do tàu Cassini chụp lại.
Bằng chứng về đại dương trên vệ tinh Titan của Sao Thổ. Đây được cho là chất lỏng metan hoặc etan. Cassini đã bay quanh Sao Thổ để chụp ảnh bề mặt của nó, giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về khí quyển, từ quyển và các vệ tinh băng giá của hành tinh này. Titan được coi là một trong những hành tinh có thể chứa sự sống tiềm ẩn ngoài Trái Đất.
Ngày 15/9, Cassini đã tự chìm vào bầu khí quyển phía trên Sao Thổ ở tốc độ cao và lao xuống hành tinh này. Trong khoảng một phút, Cassini đã truyền tải dữ liệu mới về thành phần của Sao Thổ, với điều kiện anten của nó vẫn hướng về phía Trái Đất và sự trợ giúp từ những máy phát nhỏ. Sau đó, con tàu vũ trụ bị đốt cháy và tan rã do nhiệt độ và áp suất cao của bầu không khí khắc nghiệt. Ảnh chụp Sao Thổ cùng vệ tinh Titan.
Hình ảnh được chụp qua tia cực tím cho thấy vành đai phát sáng tuyệt đẹp của Sao Thổ. Vành đai Sao Thổ là vành đai lớn nhất của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, được tạo nên từ các hạt và đám bụi nhỏ. Dữ liệu gần đây từ Cassini đem đến nhiều khám phá bất ngờ cho các nhà khoa học, giúp họ đưa ra kết luận rằng vành đai phát sáng của Sao Thổ hình thành sau 120 triệu năm so với tính toán ban đầu.
Khi nhận thấy nhiên liệu của Cassini sắp cạn kiệt, NASA quyết định để nó "thả mình" xuống Sao Thổ nhằm tránh va chạm với các vệ tinh Titan và Enceladus, nơi tiềm ẩn sự sống ngoài Trái Đất.
Những lời tạm biệt của các nhà khoa học tại NASA sau khi Cassini bốc cháy hôm 15/9, kết thúc sứ mệnh vĩ đại sau 20 năm lơ lửng trong vũ trụ.