Hành tinh đôi Đông chí - Sự khác biệt kỳ thú của thiên nhiên chỉ diễn ra 60 năm một lần
Hành tinh đôi đông chí xảy ra trong ngày đông chí 21/12 là một hiện tượng vũ trụ đặc biệt được các nhà chiêm tinh học gọi là "sự kết hợp tuyệt vời" sau mỗi 60 năm khi sao Thổ và sao Mộc có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, sẽ xuất hiện cực kỳ gần nhau.
Ngay khi khu vực Bắc bán cầu của Trái đất đang thu hẹp lại cùng với đêm dài nhất của năm thì có vẻ như sao Mộc và sao Thổ quyết định sẽ tạo nên 1 màn trình diễn vô cùng ấn tượng.
Theo đó, 2 hành tinh lớn nhất trên Hệ Mặt trời của Trái đất sẽ gần như xếp song song với nhau tạo thành 1 hành tinh đôi.
Hôm nay, Google tìm kiếm đang nhắc bạn theo dõi sự kiện thiên văn tuyệt vời này.
Hành tinh đôi đông chí.
Theo Space.com, đây sẽ là lần hai hành tinh này ở gần nhau nhất kể từ năm 1623. Đây là cơ hội hiếm hoi một lần trong đời để quan sát cùng lúc cả trong góc nhìn của kính viễn vọng. Chỉ với góc lệch 0,1 độ, hai thiên thể khổng lồ của Hệ Mặt trời sẽ "hợp nhất", trông giống như chỉ có một ngôi sao đơn lẻ trên bầu trời.
Khi nhìn từ Trái đất, sao Mộc luôn như một vì sao sáng và thường là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Nhưng trong những tháng này, nó còn nổi bật hơn nữa bởi sự xuất hiện của sao Thổ gần kề, đang trên đường tới vị trí "đại trùng tụ".
Sao Thổ có độ sáng kém sao Mộc khoảng 12 lần. Hai hành tinh này rất hiếm khi "gặp nhau", nên hiện tượng hai hành tinh ở rất gần nhau trên bầu trời thường được nhắc đến bằng cụm "đại trùng tụ".
Theo trang In-The-Sky.org, ngày 21/12, người dân ở Việt Nam có thể quan sát hiện tượng thiên văn hiếm có này trong khoảng thời gian 17h30 đến 19h30.
- Rộng tới 4.200km2, tảng băng trôi lớn nhất thế giới này sắp gây ra sự kiện "đại thảm họa"
- Đâu là phi vụ lừa đảo lớn nhất ngành nghiên cứu khoa học trong 50 năm qua?
- Phát hiện bong bóng bí ẩn bao quanh Trái đất, liên quan đến con người