Phát hiện bong bóng bí ẩn bao quanh Trái đất, liên quan đến con người
Cấu trúc nói trên chỉ mới được sinh ra bởi con người hiện đại, là một bong bóng lớn hình bánh rán vòng donut và đang trở thành áo giáp bảo vệ Trái đất.
Theo nghiên cứu do NASA dẫn đầu, vừa công bố trên Science Space Reviews, cấu trúc kỳ lạ này đã được phát hiện từ năm 2017 bởi tàu thăm dò Van Allen của NASA, được phóng lên để nghiên cứu vành đai bức xạ Van Allen, nơi các hạt bức xạ có hại từ Mặt Trời bị từ trường của Trái đất giữ lại.
Vành đai Van Allen có cấu trúc hình bánh rán vòng bao vây Trái đất, nhưng không bao giờ tiếp cận và làm hại những sinh vật trên mặt đất được. Vành đai này gồm 2 lớp: vành đai trong chiếm khoảng không gian 640-9.600km từ bề mặt Trái đất, vành đai ngoài là 13.500-58.000km từ bề mặt Trái đất.
Cầu trúc mới (màu xanh) đang đẩy vành đai Van Allen (màu hồng) ra xa bề mặt Trái đất - (Ảnh đồ họa từ NASA).
Cấu trúc mới phát hiện cũng mang hình dạng bánh rán vòng tương tự, càng về xích đạo càng căng phồng. Bong bóng kỳ lạ này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng âm thầm trở thành lớp đệm hữu hiệu chen giữa vành đai Van Allen và Trái đất, hợp sức với từ trường đẩy vành đai này xa.
Tiến sĩ Phil Erickson từ Đài quan sát Haystack của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, tiết lộ trên Science Alert rằng bong bóng kỳ lạ này đợc tạo nên từ các tín hiệu liên lạc vô tuyến tần số rất thấp (VLF). Dạng tín hiệu này trở nên phổ biến từ thế kỷ trước và ngày một ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động kỹ thuật, khoa học và quân sự.
Con người không thể nghe được âm thanh từ VLF, nhưng nó có thể được dùng như các tin nhắn được mã hóa, gửi đi với khoảng cách xa hoặc xuyên qua mặt nước, ví dụ đến một chiếc tàu ngầm biển sâu. Chúng cũng rất hữu ích khi truyền tín hiệu qua các địa hình hiểm trở.
Chúng ta đã vô tình làm rò rỉ dạng sóng này ra ngoài không gian xung quanh Trái đất mà không hay. Chúng trở thành những thứ "phế thải" vô hình bao vây Trái đất, dần tạo thành một bong bóng khổng lồ. Nhưng với bước sóng dài đặc trưng, VLF đã đánh bại các bức xạ có hại một cách hữu hiệu.
Ngoài VLF, con người từng làm rò rỉ nhiều dạng sóng, tia lên vũ trụ, nhưng đáng tiếc rằng hầu hết những thứ khác đều có hại. Điển hình là các hạt bức xạ từ các vụ nổ hạt nhân, tạo nên các vành đai bức xạ nhân tạo nằm gần hơn vành đai Van Allen và gây thiệt hại cho các vệ tinh. Theo NASA, nghiên cứu này đã giúp chúng ta thấy được cách con người có thể tác động đến cả môi trường vũ trụ và sự tiến hóa của hành tinh mình đang cư ngụ.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
