Hành tinh giống Trái đất quay quanh sao chủ trong 3,14 ngày

Ngoại hành tinh K2-315b có số ngày quay quanh quỹ đạo bằng số Pi và nhiệt độ bề mặt nóng tới mức đủ nướng chín bánh.

Các nhà khoa học phát hiện một hành tinh mới và đặt biệt danh cho nó là "Trái đất Pi". Đó là do hành tinh lớn cỡ Trái đất này hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao chủ trong 3,14 ngày, bằng giá trị số pi trong toán học. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Prajwal Niraula, thạc sĩ ở Viện Công nghệ Massachusetts, xác định tín hiệu từ hành tinh qua dữ liệu thu thập bởi nhiệm vụ K2 của Kính viễn vọng Không gian Kepler do NASA vận hành. Sử dụng mạng lưới kính viễn vọng trên mặt đất mang tên SPECULOOS, họ xác nhận những tín hiệu thực sự đến từ hành tinh có tên K2-315b.

Hành tinh giống Trái đất quay quanh sao chủ trong 3,14 ngày
Mô phỏng ngoại hành tinh K2-315b. (Ảnh: IFL Science).

K2-315b đánh dấu hệ thống hành tinh thứ 315 được nhận dạng bằng dữ liệu từ nhiệm vụ K2. Các tác giả nghiên cứu ước tính bán kính của hành tinh lớn bằng 0,95 lần bán kính Trái đất. Nó quay quanh quỹ đạo ở tốc độ khoảng 291.291 km/h hay 81 km/s. Trong khi đó, ngôi sao lớn gần bằng 1/5 kích thước Mặt Trời và có khối lượng thấp. Tương tự Trái đất, K2-315b được cho là hành tinh đất. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết chắc khối lượng của nó. K2-315b không phù hợp với sự sống do khoảng cách từ hành tinh tới ngôi sao chủ quá gần, khiến nhiệt độ của nó lên tới 176 độ C. "Mức nhiệt này quá nóng để sự sống có thể tồn tại", Niraula nhận xét. Theo anh, K2-315b là lựa chọn lý tưởng để nghiên cứu các đặc điểm khí quyển.

SPECULOOS là chữ viết tắt từ cụm Tìm kiếm hành tinh có thể ở được quay quanh những ngôi sao siêu lạnh. Mạng lưới 4 kính viễn vọng nằm trên sa mạc Atacama ở Chile và khảo sát bầu trời ở Nam bán cầu. Gần đây, kính viễn vọng thứ 5 mang tên Artemis được bổ sung vào hệ thống để quét bầu trời Bắc bán cầu. SPECULOOS được thiết kế để phát hiện những hành tinh giống Trái đất ở gần sao lùn siêu lạnh hay ngôi sao mờ nhạt kích thước nhỏ.

Năm 2017, kính viễn vọng Kepler kiểm tra vùng trời bao gồm EPIC 249631677 - sao lùn lạnh trong dữ liệu K2. Khi Niraula lướt qua dữ liệu vào thời gian này, anh phát hiện gần 20 lần giảm sáng của ngôi sao, lặp lại theo chu kỳ 3,14 ngày. Thông qua kiểm tra hàng loạt giả thuyết về nguồn gốc hiện tượng giảm sáng, các nhà khoa học cho rằng tín hiệu có thể đến từ một hành tinh di chuyển qua mặt trước ngôi sao chủ. Họ sử dụng SPECULOOS để quan sát hành tinh kỹ hơn. Áp dụng thuật toán của một thành viên trong nhóm, họ hướng ống kính viễn vọng về phía ngôi sao suốt nhiều đêm trong tháng 2/2020. Theo nhóm nghiên cứu, K2-315b là mục tiêu tiềm năng để nghiên cứu bằng kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ

Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ

Trong 33.000 năm gần đây, Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ - phần còn sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh.

Đăng ngày: 23/09/2020
Hành tinh siêu nóng chỉ mất 19 giờ quay quanh sao chủ

Hành tinh siêu nóng chỉ mất 19 giờ quay quanh sao chủ

Các nhà thiên văn học phát hiện một ngoại hành tinh cỡ sao Hải Vương có chu kỳ quay cực ngắn xung quanh ngôi sao LTT 9779.

Đăng ngày: 23/09/2020
Hố đen lớn gấp 100 tỷ lần Mặt trời có thể tồn tại

Hố đen lớn gấp 100 tỷ lần Mặt trời có thể tồn tại

Các nhà nghiên cứu dự đoán hố đen có thể phát triển tới khối lượng siêu lớn, góp phần hé lộ bí ẩn về vật chất tối.

Đăng ngày: 22/09/2020
Cách mà ngành khai khoáng thiên thạch cứu lấy Trái đất, đồng thời tạo ra một thế hệ

Cách mà ngành khai khoáng thiên thạch cứu lấy Trái đất, đồng thời tạo ra một thế hệ "nghìn tỷ phú"

Cũng như thời kỳ bùng nổ của Internet đã tạo ra những người giàu nhất hành tinh, ngành công nghiệp khai khoáng thiên thể cũng mang tiềm năng tạo ra những khối tài sản kếch xù.

Đăng ngày: 21/09/2020
Bằng chứng băng tồn tại trên Mặt trăng sao Thổ

Bằng chứng băng tồn tại trên Mặt trăng sao Thổ

Hình ảnh mới cho thấy băng xuất hiện ở nửa bắc của mặt trăng Enceladus, một trong những nơi tiềm năng nhất hệ Mặt Trời để tìm kiếm sự sống.

Đăng ngày: 21/09/2020
Ngỡ ngàng thứ y hệt Trái đất ở hành tinh vừa có dấu hiệu sự sống

Ngỡ ngàng thứ y hệt Trái đất ở hành tinh vừa có dấu hiệu sự sống

Các nhà khoa học đã tìm thấy một mảnh ghép hoàn hảo nữa cho chân dung anh em song sinh của Trái đất: núi lửa trên sao Kim.

Đăng ngày: 21/09/2020
Sứ mệnh độc nhất vô nhị của tàu vũ trụ NASA: Gửi người ngoài hành tinh 1 thứ kỳ lạ, đó là gì?

Sứ mệnh độc nhất vô nhị của tàu vũ trụ NASA: Gửi người ngoài hành tinh 1 thứ kỳ lạ, đó là gì?

Khám phá bản đồ thiên hà có thể dẫn đường cho người ngoài hành tinh đến Trái Đất.

Đăng ngày: 21/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News