Hành tinh "nóng như địa ngục", 1 năm dài bằng 4 ngày

Thêm một hành tinh ngoài hệ mặt trời vừa được thợ săn hành tinh TESS của NASA "bắt" được. Lần này là một hành tinh khổng lồ có bề mặt như địa ngục bốc lửa.

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phân tích toàn cảnh về hành tinh bí ẩn cách chúng ta 646 năm ánh sáng này dựa trên các dữ liệu ban đầu mà TESS thu được.

Theo nhà thiên văn học Matias Jones - đến từ Đài Thiên văn Nam Âu (ESO), một trong các đồng tác giả - hành tinh mới phát hiện mang tên HD 2685b, có kích thước bằng 1,44 lần Sao Mộc và khối lượng bằng khoảng 1,2 lần.

Hành tinh nóng như địa ngục, 1 năm dài bằng 4 ngày
Chân dung "Sao Mộc hỏa ngục" nóng 1.800 độ C - (ảnh đồ họa của Sci-News).

Điểm đặc biệt nhất là nó quay ở khoảng cách cực gần ngôi sao mẹ, đến nỗi mỗi năm ở đây chỉ dài bằng 4,13 ngày ở trái đất. Quỹ đạo cực gần này góp phần tạo nên nhiệt độ khủng khiếp trên bề mặt hành tinh, có thể nói là "nóng như địa ngục" là 1.800 độ C.

Trong khi đó, hành tinh nóng nhất Hệ Mặt trời là Sao Kim chỉ có nhiệt độ bề mặt trung bình là 462 độ C.

Bản thân ngôi sao mẹ của nó cũng đã là một ngôi sao tương đối nóng, mang tên HD 2685 hay còn có 2 tên khác là TIC 267263253 và TOI 135. Đây là một ngôi sao non trẻ mới 1,3 tỉ năm tuổi, nhiệt độ 6.530 độ C.

Hành tinh nóng như địa ngục, 1 năm dài bằng 4 ngày
Ngôi sao mẹ HD 2685 sáng rực rỡ - (ảnh: Centre de Données astronomiques de Strasbourg).

Hệ sao kỳ lạ này cũng cung cấp dữ liệu tốt cho TESS để thợ săn hành tinh này rút kinh nghiệm trong quan sát, tìm kiếm những hành tinh ẩn mình ở quá gần ngôi sao mẹ của chúng.

Nhóm nghiên cứu cho biết báo cáo chi tiết về phát hiện này sẽ được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy and Astrophysics ít ngày nữa.

Thợ săn hành tinh TESS của NASA là một vệ tinh có nhiệm vụ khảo sát ít nhất 200.000 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời để tìm kiếm các hành tinh quay quanh chúng. TESS bắt đầu nhiệm vụ từ cuối tháng 7 vừa qua, sau chặng đường 3 tháng đi từ trái đất và dự định sẽ thực hiện nhiệm vụ trong 2 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách ngắm đêm cực đỉnh mưa sao băng Geminid từ Việt Nam

Cách ngắm đêm cực đỉnh mưa sao băng Geminid từ Việt Nam

Theo múi giờ Việt Nam, mưa sao băng Geminid sẽ đạt cao điểm vào đêm giữa ngày 14/12 đến ngày 15/12. Tuy nhiên đã có vài ngôi sao băng "rơi rớt" từ tối 5/12.

Đăng ngày: 11/12/2018
Tàu Voyager 2 rời Hệ Mặt trời, đi vào cõi liên sao

Tàu Voyager 2 rời Hệ Mặt trời, đi vào cõi liên sao

Tàu không gian Voyager 2 rời Trái đất năm 1977, đến hôm 10/12/2018, nó đã chính thức ra khỏi Hệ mặt trời, cách hành tinh chúng ta khoảng 18 tỷ km.

Đăng ngày: 11/12/2018
Phát hiện tín hiệu năng lượng cao đến từ bên ngoài Trái đất

Phát hiện tín hiệu năng lượng cao đến từ bên ngoài Trái đất

Nhóm các nhà vật lý thiên văn đã phát hiện được một tín hiệu của các photon thiên hà năng lượng cao trong dữ liệu của Phòng thí nghiệm Fermi.

Đăng ngày: 10/12/2018
NASA đã làm cho khả năng chụp ảnh của kính thiên văn Hubble tốt lên như thế nào?

NASA đã làm cho khả năng chụp ảnh của kính thiên văn Hubble tốt lên như thế nào?

Chỉ cần nhìn những bức ảnh dưới đây, bạn sẽ thấy kính thiên văn Hubble đã tốt lên như thế nào theo thời gian.

Đăng ngày: 10/12/2018
Hành tinh bí ẩn xuất hiện trên bầu trời Anh quốc

Hành tinh bí ẩn xuất hiện trên bầu trời Anh quốc

Cư dân địa phương tại Anh quốc đang xôn xao trước hình ảnh vào buổi sáng sớm, bên cạnh Mặt Trăng là một hành tinh phát sáng bí ẩn.

Đăng ngày: 08/12/2018
Trung Quốc phóng tàu vũ trụ khám phá vùng tối của Mặt trăng

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ khám phá vùng tối của Mặt trăng

Rạng sáng 8/12, Trung Quốc đã phóng tên lửa đưa lên không gian tàu vũ trụ thực hiện nhiệm vụ khám phá vùng tối của Mặt trăng.

Đăng ngày: 08/12/2018
Sao chổi xanh sáng nhất bầu trời lao về phía Trái đất

Sao chổi xanh sáng nhất bầu trời lao về phía Trái đất

Sao chổi 46P/Wirtanen với ánh sáng màu xanh lá cây sẽ tiến gần đến mức người trái đất có thể nhìn rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 08/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News