"Hành tinh thứ 9" của Hệ Mặt trời đang bị "bóc vỏ"

Phát hiện vừa được Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 53 của Hiệp hội thiên văn Mỹ về khoa học hành tinh.

Hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời đang bị bóc vỏ
Bầu khí quyển mong manh và tuyệt đẹp của "hành tinh thứ 9" - (Ảnh: NASA/Đại học Johns Hopkins/Viện Nghiên cứu Tây Nam).

Theo Sci-News, trong lúc quan sát sao Diêm Vương khi nó tình cờ đi ngang "trước mặt" một ngôi sao theo hướng nhìn từ Trái đất, các nhà khoa học đã ghi nhận được hiện tượng ngưng tụ trong bầu khí quyển giàu nitơ của hành tinh lùn.

Ngưng tụ có nghĩa là nitơ trong khí quyển không còn ở dạng khí nữa mà dần tụ lại trên bề mặt, biến thành băng giá. Hiện tượng xảy ra khi sao Diêm Vương di chuyển về phía xa Mặt trời trong quỹ đạo hình elip của nó.

Điều này phù hợp với một bí ẩn được bàn cãi vài năm nay: sứ mệnh New Horizons của NASA thu được một bộ dữ liệu tuyệt vời từ chuyến bay năm 2015 cho thấy khối lượng khí quyển của sao Diêm Vương tăng gấp đôi sau mỗi thập kỷ, nhưng đến năm 2018 thì không thấy nữa. Đơn giản là do bầu khí quyển của nó dần mất đi.

Thật ra sao Diêm Vương đã dần rời xa mặt trời trong 1/4 thế kỷ vừa qua, nhưng theo tiến sĩ Leslie Young, thành viên nhóm nghiên cứu, hiện tượng "quán tính nhiệt" đã giúp bầu khí quyển tiếp tục gia tăng trước khi bước vào giai đoạn chuyển hóa ngược. "Quán tính nhiệt" cũng giống việc cát biển hấp thụ ánh nắng Mặt Trời: thời điểm nó nóng nhất không phải lúc Mặt Trời gay gắt nhất mà là một thời gian sau đó, do lượng nhiệt "dồn đọng" đã hấp thụ, sau đó mới dần giảm nhiệt.

Như vậy, năm 2018 là khoảng thời gian chuyển tiếp khi quá trình băng nitơ bốc hơi làm dày khí quyển đạt đến đỉnh điểm và ngưng lại; chuyển sang giai đoạn nitơ trong không khí biến ngược lại thành băng.

Sao Diêm Vương mất tới 248 năm Trái đất để đi hết một vòng quanh Mặt trời nên việc thế hệ chúng ta chứng kiến được khoảnh khắc chuyển tiếp đó là vô cùng quý giá, đem đến bước ngoặt mới cho việc nghiên cứu hành tinh lùn bí ẩn này.

Sao Diêm Vương bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) "giáng chức" từ hành tinh thứ 9 xuống hành tinh lùn vào năm 2006; tuy nhiên NASA những năm gần đây liên tục đưa ra các tuyên bố và nghiên cứu cho thấy cần khôi phục trạng thái hành tinh cho thiên thể này, thậm chí cho rằng nó có khả năng là một hành tinh có sự sống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Núi lửa Hawaii đỏ rực nhìn từ vũ trụ

Núi lửa Hawaii đỏ rực nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh WorldView-3 và WorldView-2 của công ty Maxar Technologies ở Mỹ ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của dung nham phun trào từ núi lửa Kīlauea ở Hawaii hôm 30/9 và 1/10.

Đăng ngày: 11/10/2021
Tàu Trung Quốc đem về đá núi lửa Mặt trăng 2 tỷ năm

Tàu Trung Quốc đem về đá núi lửa Mặt trăng 2 tỷ năm

Các chuyên gia phân tích mẫu vật tàu Hằng Nga 5 đem về năm ngoái và phát hiện đó là đá núi lửa Mặt Trăng trẻ nhất từng thu thập.

Đăng ngày: 11/10/2021
Khoảng cách gần nhất con người có thể đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách gần nhất con người có thể đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Hãy thử hình dung xem con người có thể đến gần Mặt Trời nhất là bao nhiêu, trước khi hóa cát bụi.

Đăng ngày: 10/10/2021
Thiên thể ‘lai’ kỳ lạ có vệt đuôi dài 724.000 km

Thiên thể ‘lai’ kỳ lạ có vệt đuôi dài 724.000 km

Các nhà thiên văn học phát hiện một vật thể trong hệ Mặt Trời giống cả tiểu hành tinh và sao chổi với vệt đuôi dài gấp đôi khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Đăng ngày: 10/10/2021
Khí cầu chở khách lên vùng cận vũ trụ

Khí cầu chở khách lên vùng cận vũ trụ

Công ty Mỹ dự định phóng hệ thống khinh khí cầu - khoang tàu chở khách lên độ cao ít nhất 30.000 m để chiêm ngưỡng đường cong Trái đất.

Đăng ngày: 09/10/2021
Robot Trung Quốc lập kỷ lục ở 1.000 ngày trên Mặt trăng

Robot Trung Quốc lập kỷ lục ở 1.000 ngày trên Mặt trăng

Trạm đổ bộ và robot tự hành của nhiệm vụ Hằng Nga 4 vẫn hoạt động tốt bất chấp điều kiện khắc nghiệt ở vùng tối của Mặt Trăng.

Đăng ngày: 09/10/2021
Đêm nay, Việt Nam đón đỉnh mưa sao băng

Đêm nay, Việt Nam đón đỉnh mưa sao băng "rồng phun lửa"

Mưa sao băng Draconids thường chỉ ôn hòa với 10 ngôi sao băng mỗi giờ, nhưng cũng có lúc phun lửa dữ dội với hàng ngàn sao băng/giờ.

Đăng ngày: 08/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News