Hầu hết các khu vực biển quan trọng không được bảo tồn

Đối với đa dạng sinh học biển, một số khu vực của đại dương quan trọng hơn các khu vực khác. Trong một nghiên cứu mới đầu tiên được thực hiên, các nhà khoa học đã tổng hợp các phát hiện của nhiều nghiên cứu để xác định tất cả các khu vực biển quan trọng nhất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science cho thấy một số khu vực biển quan trọng vẫn không được bảo vệ.

Thay vì dẫn đầu một nỗ lực mới để lập bản đồ các khu vực biển quan trọng toàn cầu, các tác giả của nghiên cứu mới đã quyết định phân tích những phát hiện của các nghiên cứu đã và đang tiến hành trong quá khứ và hiện tại, trong đó có dự án của cả Liên hợp quốc và các sáng kiến ​​phi chính phủ.


Hầu hết các khu vực biển quan trọng được xác định bởi các nhà khoa học không nằm trong khu vực bảo tồn biển. (Ảnh của Đại học Stony Brook).

Khi các nhà khoa học tổng hợp nhiều cuộc khảo sát, họ đã tìm thấy 55% đại dương được xác định là quan trọng toàn cầu khi có một dự án lập bản đồ nó, khoảng 14% đại dương quan trọng hơn bởi có hai đến bốn nỗ lực lập bản đồ khác nhau.

Trong số 14% đại dương có sự đồng thuận rộng rãi về tầm quan trọng của nó, khoảng 90% vẫn không được bảo vệ. Phần lớn các khu vực biển quan trọng nhưng không được bảo vệ nằm ở biển Caribbean và biển Địa Trung Hải, cũng như các vùng nước xung quanh Madagascar, mũi phía nam của châu Phi và khu vực Tam giác san hô.

Trong một bản tin mới, Giáo sư khoa học bảo tồn đại dương Ellen Pikitch, Đại học Stony Brook cho biết: "Một khu vực rộng lớn của đại dương đã được các nhà khoa học và nhà bảo tồn xác định là quan trọng nhưng vẫn không được bảo vệ. Các khu vực đại dương này cần bảo tồn hơn nữa".

Mặc dù các nhà khoa học tìm thấy một số khu vực biển quan trọng, nhưng phần lớn các khu vực biển này nằm trong phạm vi quyền tài phán của các quốc gia. Theo nghiên cứu, mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo vệ 10% các đại dương trên thế giới có thể đạt được thông qua các hành động của các quốc gia ven biển.

Nỗ lực lập bản đồ toàn diện cho thấy nhiều khu vực bảo tồn biển đã được thiết lập lại không trùng hợp với kích thước và hình dạng của các khu vực biển quan trọng. Nhiều khu bảo tồn biển chỉ cung cấp sự bảo vệ cho một phần của hệ sinh thái quan trọng hoặc phạm vi của các loài dễ bị tổn thương.

Theo các tác giả của nghiên cứu mới, phân tích mới nhất của họ có thể giúp hướng dẫn các cơ quan quản lý về nơi mở rộng các khu bảo tồn biển, cũng như nơi thiết lập các khu bảo tồn biển mới.

Giáo sư Gulitch nói: "Nghiên cứu này có thể giúp hướng dẫn vị trí của các khu bảo tồn biển trong tương lai để đáp ứng các mục tiêu đã thống nhất về số lượng, chất lượng và tính đại diện của mạng lưới các khu vực bảo vệ biển toàn cầu. Các nghiên cứu và chuyên môn địa phương cũng sẽ là cần thiết để thực hiện quá trình này".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 22/06/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 22/06/2025
Lý do không thủy cung nào dám nuôi

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"

Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Đăng ngày: 09/06/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 25/05/2025
Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương

Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương

Cá buồm thường được cho là loài cá bơi nhanh nhất đại dương và cạnh tranh sát sao với chúng là cá ngừ vây xanh.

Đăng ngày: 18/05/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News