Hầu hết pin mặt trời trên thế giới lắp đặt sai hướng
Năng lượng mặt trời được xem là nguồn năng lượng sạch, vô tận và an toàn nhất hiện nay, được nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng. Nhưng lắp đặt và sử dụng nguồn năng lượng này như thế nào để hiệu quả mang lại là lớn nhất thì vẫn còn nhiều người không hiểu rõ, dẫn đến việc lãng phí và không tận dụng hết năng lượng.
Quan niệm phổ biến ở bắc bán cầu là, hướng các tấm pin mặt trời về phía nam để chúng được tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng ban ngày. Các kiến trúc sư và kỹ thuật viên luôn tuân thủ nguyên tắc này, đặc biệt trong việc lắp đặt thiết bị thiết bị cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Viện Pecan Street (Mỹ) hé lộ rằng, các tấm pin mặt trời hướng về phía tây mới thực sự thu nhận được nhiều năng lượng hơn từ mặt trời.
Ở bắc bán cầu, các tấm pin mặt trời hướng về phía tây sẽ thu được nhiều năng lượng hơn so với cách lắp đặt về hướng nam phổ biến hiện nay, theo nghiên cứu mới. (Ảnh: Corbis)
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những hộ gia đình ở Austin, Texas (Mỹ) cho lắp đặt pin mặt trời hướng về phía tây có thể sản sinh được nhiều điện hơn mỗi ngày. Họ cũng thu được nhiều năng lượng hơn nhờ thiết bị vào buổi chiều, khi mạng lưới điện phải đáp ứng nhu cầu tăng đến đỉnh điểm.
Mặc dù mức tăng sản sinh năng lượng vào buổi chiều rất nhỏ, chỉ đạt 2%, nhưng các chuyên gia nhận định nó chắc chắn sẽ là đáng kể trong nhiều năm. Hơn thế nữa, việc giảm phụ thuộc vào điện lưới tới 65% trong các giờ cao điểm nhờ hướng pin mặt trời về hướng tây, thay vì 54% như hướng thiết bị về phía nam, có thể tăng tính hiệu quả của pin mặt trời ở các hộ gia đình.
Các tấm pin mặt trời cấu tạo gồm nhiều tế bào quang điện (PV) được sắp thành lớp trên vật liệu bán dẫn, thường là silicon. Khi ánh sáng rọi chiếu vào các tế bào PV, nó tạo ra một trường điện khắp tấm pin. Nắng càng gay gắt, lượng điện sản sinh ra càng nhiều.
Ở Anh, một hệ thống pin mặt trời trung bình có công suất từ 3,5 - 4 kWp và có giá khoảng 8.000 - 15.000 USD. Ước tính, một hệ thống công suất 4kWh có khả năng sản sinh gần 3.700 kilowatt-giờ (kwh) điện một năm, gần tương đương nhu cầu trung bình của một hộ gia đình.
Loại bỏ tất cả các vật cản ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu tới các tấm pin mặt trời.
Cách lắp đặt pin mặt trời:
- Tấm pin năng lượng mặt trời thường được lắp đặt trên nóc nhà, xây dựng trạm độc lập, cột, vách tường kính... Quan trọng là để tấm pin nhận được trực tiếp nhiều năng lượng mặt trời nhất có thể trong mọi điều kiện về môi trường, không gian và thời gian. Đảm bảo hệ thống luôn tiếp nhận năng lượng mặt trời được hiệu quả tối đa quanh năm.
- Dàn năng lượng mặt trời công suất đạt tối đa khi đặt vuông góc với ánh sáng mặt trời trực tiếp dưới mặt trời lúc nắng trưa hè. Loại bỏ tất cả các vật cản ngăn chặn ánh sáng mặt trời tới các tấm pin mặt trời: cây cối, tòa nhà cao tầng... Người sử dụng cần theo dõi đường đi của mặt trời trên bầu trời để xác định vị trí và hướng tối ưu cho vị trí lắp đặt các tấm pin. Nếu không dàn pin mặt trời của bạn sẽ bị giảm hiệu quả đáng kể.
- Người sử dụng nên định kỳ hàng tháng, quý bảo dưỡng dàn pin mặt trời bằng cách lau rửa các lớp bụi bẩn bám lên bề mặt của tấm pin mặt trời để dàn pin luôn đạt hiệu suất cao nhất.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
