Hé lộ bí mật về quả cầu titan bí ẩn khắc toàn chữ Nga trên bãi biển Bahamas

Một quả cầu kim loại làm từ titan đã được một du khách người Anh phát hiện ra khi cô đang đi dạo dọc bãi biển trên đảo cát hồng Harbour. Sau đó, cô kể lại cho những người khác biết về sự xuất hiện của một vật thể lạ và rồi những tấm hình chụp quả bóng bí ẩn ngay lập tức lan truyền trên mạng xã hội và báo đài.


Ngay sau khi những tấm hình chụp "vật thể lạ" này được đăng tải trên mạng Internet đã thu hút rất nhiều bình luận, đồn đoán hay thậm chí là thuyết âm mưu xung quanh nó.

Báo RIA Novosti sau đó đã đưa tin: Theo nhận định của một chuyên gia trong lĩnh vực du hành vũ trụ - ông Vadim Lukashevich - thì quả cầu bí ẩn được tìm thấy ở Bahamas hóa ra là quả bóng khinh khí do Ukraine sản xuất dành riêng cho tên lửa Antares của Mỹ. Rất có thể đây là một quả cầu chứa khí heli, vốn thường được đặt bên trong một bình oxy lỏng.


Tên lửa Antares của Mỹ.

Lần phóng tên lửa Antares gần nhất diễn ra cách đây không lâu - vào ngày 20/2. Được biết, đường bay của tên lửa quả thực có đi chếch qua phía bắc quần đảo Bahamas. Antares là mẫu tên lửa 14 tầng được Tập đoàn Orbital Sciences thiết kế và là hợp đồng thứ 3 giữa Cơ quan Hàng không Vũ Trụ Quốc gia Mỹ (NASA) với tập đoàn nói trên. Tên lửa này có khả năng chở theo khoảng 2.200 kg hàng hóa để tiếp tế cho các nhà du hành vũ trụ ở trên trạm ISS.


Động cơ RD-181 của Nga được lắp cho tên lửa Antares của Mỹ.

Mặc dù là một trong những cường quốc về công nghiệp hàng không vũ trụ nhưng đến nay rất nhiều mẫu tên lửa của Mỹ vẫn phải sử dụng động cơ do Nga cung cấp. Theo trang web mua sắm công của Nga cho biết, năm 2021 này phía Nga dự kiến sẽ chuyển giao 10 động cơ tên lửa cho Mỹ để lắp đặt lên các mẫu tên lửa Atlas-5 và Antares.


Trên thân quả cầu titan có nhiều dòng chữ được khắc bằng tiếng Nga.

Quay trở lại với quả cầu bí ẩn, như có thể thấy trong bức hình dưới đây thì trên thân quả cầu titan có nhiều dòng chữ được khắc bằng tiếng Nga. Từ một số chữ có thể đọc được thì ta biết rằng quả cầu được thiết kế để sử dụng ở dải nhiệt độ cực lạnh: từ âm 170 đến âm 196 độ.


Quả cầu được thiết kế để sử dụng ở dải nhiệt độ cực lạnh: từ âm 170 đến âm 196 độ.

Như vậy, nhận định của ông Vadim Lukashevich rằng đây "có thể là một bình chứa khí heli, vốn thường được đặt bên trong một bình ôxy lỏng trên tên lửa" – là có cơ sở.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Thiên nhiên là gì? Phân loại và vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên là gì? Phân loại và vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên là một danh từ quen thuộc được chúng ta sử dụng nhiều trong các hoạt động học tập và lao động hằng ngày.

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News