Hé lộ nguyên nhân chim cánh cụt không thể bay

Giới nghiên cứu rốt cuộc đã khám phá ra lí do tại sao chim cánh cụt không thể bay. Theo họ, đó là vì loài chim này đã tiến hóa để biết bơi và lặn nhờ dùng đôi cánh tạo lực đẩy.

Việc chim cánh cụt không biết bay từng là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới về chim uria - một loài rất giống chim cánh cụt về khả năng bơi và lặn, nhưng vẫn có thể bay - đã giúp mang đến đáp án cuối cùng.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Aberdeen (Anh) phát hiện, không có bất kỳ loài chim nào giỏi cả bay và bơi/lặn. Dù không biết by nhưng chim cánh cụt là những sinh vật bơi lộ cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu tới 564 mét để bắt cá, mực và những sinh vật giáp xác nhỏ để ăn.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, loài chim uria về cơ bản sử dụng ít năng lượng hơn so với hầu hết những loài chim khác khi chúng lặn. Tuy nhiên, năng lượng chúng cần khi di chuyển trên không trung cao nhất trong tất cả các mức từng được ghi nhận đối với một con chim đang bay và nhiều gấp 31 lần khi chúng nghỉ ngơi.


Chim cánh cụt đã mất khả năng bay khi phát triển kỹ năng bơi/lặn dùng đôi cánh tạo lực đẩy hiệu quả. (Ảnh: Corbis)

Giáo sư John Speakman, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Các khám phá của chúng tôi về mức năng lượng tiêu hao khi bơi và lặn của loài chim uria khớp hoàn toàn với những dự đoán của mô hình cơ sinh học".

Việc chim cánh cụt không biết bay từng là một bí ẩn vì nó dẫn tới một hành vi dường như thể hiện sự kém thích nghi. Chẳng hạn như, chim cánh cụt hoàng đế thường đi bộ tới 60km giữa nơi tụ tập của chúng trên bãi biển và đại dương - một hành trình kéo dài vài ngày nhưng có thể rút ngắn trong vài tiếng đồng hồ nếu chúng biết bay.

Thêm vào đó, nhiều con chim cánh cụt trở thành mục tiêu của các động vật săn mồi, chẳng hạn như hải cẩu khi ra biển. Vấn đề này có thể dễ dàng tránh được nếu chim cánh cụt có thể bay dù chỉ ở trên đầu của kẻ thù săn mồi.

Tuy nhiên, khi áp dụng giả thuyết mới đối với trường hợp chim cánh cụt, ta có thể thấy, việc chúng không biết bay có thể do việc hy sinh chức năng của đôi cánh trong không trung để đổi lấy việc tối đa hóa khả năng hoạt động của cánh ở dưới nước.

Ông Speakman lý giải thêm rằng, trong quá trình tiến hóa, đôi cánh của chim cánh cụt đã biến đổi để trở nên thích nghi hơn với việc bơi và lặn trong đại dương, nơi chúng tìm kiếm thức ăn, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng. Cùng lúc đó, năng lượng cần có cho việc bay của chim cánh cụt ngày càng trở nên lớn hơn. Và đến một thời điểm nào đó, loài chim này không thể chịu đựng được việc tiêu hao quá nhiều năng lượng cho việc bay nên từ bỏ khả năng di chuyển trên không trung và dần dần không thể bay được nữa.

Nhà nghiên cứu này nhận định, có lẽ các lợi ích về sử dụng năng lượng hiệu quả khi tìm kiếm cái ăn đã bù đắp cho sự kém hiệu quả của chim cánh cụt khi phải đi bộ bất cứ khi nào trên đất liền. Ông cho rằng, chim uria có thể là phiên bản thời hiện đại của những tổ tiên cổ xưa của loài chim cánh cụt, khi chúng chưa mất khả năng bay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News