Hé lộ thông tin về dãy núi 'ma' tại Nam Cực
Các nhà khoa học quốc tế vừa công bố những dữ liệu đầu tiên về dãy núi khổng lồ bí ẩn nằm sâu dưới băng tại cực nam của trái đất.
Dãy núi Gamburtsevs - gồm các ngọn núi bị chôn vùi hoàn toàn dưới băng ở Nam Cực - được một số chuyên gia của Liên Xô cũ phát hiện vào năm 1957. Phát hiện của họ khiến giới khoa học ngạc nhiên vì họ luôn cho rằng tầng đá nằm dưới băng ở lục địa Nam Cực tương đối bằng phẳng. Theo BBC, các nhà khoa học từ nhiều nước đã tiến hành tìm kiếm dãy Gamburtsevs từ năm ngoái tới năm nay. Trong hội nghị của Liên minh Địa vật lý Mỹ vào ngày 18/12 họ đã công bố những thông tin đầu tiên về dãy núi bí ẩn.
"Đây là dãy núi hình thành bởi sự va chạm của các mảng địa tầng", tiến sĩ Michael Studinger của Đại học Colombia, Mỹ, tuyên bố. Studinger là một trong những chuyên gia chủ chốt trong dự án tìm kiếm Gamburtsevs (gọi là AGAP).
Ảnh minh họa dãy núi Gamburtsevs của tiến sĩ Michael Studinger.
BBC cho biết, việc tìm kiếm Gamburtsevs là công việc khó khăn do những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt tại Nam Cực, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -80 độ C. Mãi tới năm 2008 các nhà khoa học mới thực hiện được một nghiên cứu toàn diện nhờ nỗ lực của nhiều nước. Nhóm nghiên cứu sử dụng hai máy bay mang thiết bị phát sóng radar để thu thập dữ liệu về hình dạng, lực hút, độ dày của băng phía trên dãy núi và nhiều thông tin khác. Ngoài ra họ còn lập bản đồ về bề mặt các thềm băng ở phía trên dãy núi bằng tia laser.
Nhóm nghiên cứu cho biết, lớp băng nông nhất bao phủ dãy núi có độ dày khoảng vài trăm mét, còn lớp băng sâu nhất dày khoảng 4.800 m. Dãy núi cao hơn mực nước biển chừng 2.500 m. Gamburtsevs có hình dạng dài và hẹp chứ không phải là dãy núi hình tròn như người ta vẫn tưởng. Theo Studinger, những đỉnh núi trong dãy Gamburtsevs nhọn hơn nhiều so với suy nghĩ của giới khoa học. Dữ liệu cũng cho thấy giữa những quả núi có nhiều thung lũng sâu.
"Trước khi thu thập dữ liệu chúng tôi không phát hiện sự tồn tại của các thung lũng trong dãy núi", tiến sĩ Fausto Ferraccioli, một chuyên gia nghiên cứu Nam Cực của Anh, phát biểu.
Ferraccioli nói rằng những thung lũng có thể cung cấp manh mối về quá trình Gamburtsevs bị chôn vùi dưới băng.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
