Hệ thống phòng thủ tiến hóa ở cây bông tai

Có câu châm ngôn rằng kẻ thù hiểu rõ điểm yếu của bạn nhất rất đúng trong trường hợp thực vật và sinh vật ăn lá cùng tiến hóa: Khi những kẻ ăn thực vật phát triển một chiến thuật tấn công mới, thực vật ngay lập tức phản ứng lại với hệ thống phòng thủ đặc biệt của bản thân.

Cây bông tai là ví dụ mới nhất về phản ứng này, theo nghiên cứu của Cornell cho thấy thực vật có thể đang chuyển từ việc củng cố phòng thủ đối với các loài sâu ăn lá sang một phương pháp khác hiệu quả hơn. Phân tích di truyền học cho thấy xu hướng tiến hóa của cây bông tai, chuyển từ kháng cự lại kẻ địch sang nỗ lực tự làm lành bản thân nhanh hơn tốc độ ăn của sâu bướm – đặc biệt là sâu bướm ăn lá bông tai.

Anurag Agrawal, giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Cornell, đồng thời là tác giả chính của bài báo trên số mới nhất của Proceedings of the National Academy of Sciences, cho biết: “Có một câu hỏi quan trọng là khi nào quá trình đồng tiến hóa kết thúc? Khi đó sẽ có câu trả lời khả dĩ: Là khi cái giá phải trả trở nên quá cao. Một số loài thực vật có vẻ như đã chuyển từ hình thức kháng cự lại những sinh vật ăn lá mà sử dụng năng lượng vào việc tự làm lành bản thân”.

Sâu bướm chuẩn bị ăn một lá bông tai. Trước khi ăn, sâu bướm làm tiêu tan hệ thống phòng thủ tự nhiên của cây bông tai bằng cách rạch gân lá bông tai rồi tiêm độc tố và nhựa mù nhớt vào. (Ảnh: Anurag Agrawal)

Bài báo là mắt xích trọng vì nó mở ra hướng mới cho các lý thuyết then chốt về đồng tiến hóa, cho thấy áp lực của côn trùng kiếm ăn khiến thực vật tự đa da dạng hóa và phát triển các chiến thuật phòng thủ mới. Sự đa dạng hóa đó đi theo các xu hướng theo chiều này hoặc chiều kia.

Các loài bông tai đã tiến hóa để củng cố các chiến thuật phòng thủ nhằm chống lại sâu bướm ăn lá của chúng. Các hình thức tiến hóa bao gồm mọc lông trên lá, phát sinh độc tố gọi là cardenolides trong mô cùng một loại nhựa độc màu trắng sữa trong các ống của cây.Một khi sâu bướm cắn lá bông tai, loại nhựa này sẽ tràn ra. Agrawal cho biết: “Nó giống như bị ném vào mặt cả galông sơn nhớt”.

Một số con sâu bướm đã thích nghi bằng cách cạo lá, rồi rạch một vòng tròn trên gân lá và ăn phần ở giữa, nơi không có nhựa. Thêm vào đó, loài sâu bướm bông tai đã miễn dịch với cardenolides.

Sử dụng dữ liệu chuỗi ADN để tìm hiểu mối quan hệ giữa 38 loài bông tai, Agrawal và đồng nghiệp Mark Fishbein, nhà sinh vật học tại đại học bang Portland, đã tìm thấy sự sụt giảm của ba đặc điểm kháng cự quan trong nhất của cây bông tai (lông, cardenolides và nhựa mù), trong khi đó khả năng tự mọc lại tăng cao.

Agrawal rất sửng sốt khi phát hiện ra rằng thực vật trở nên khoan dung hơn là đa dạng hóa sự phòng thủ của bản thân. Lý do, ông dự đoán, có thể là do sinh vật ăn lá đã trở nên quá thích ứng, vì vậy thực vật đã chọn mẹo phòng thủ mới “chịu đựng thiệt hại thay vì kháng cự lại nó”. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ phương pháp có tồn tại ở động vật trốn tránh ký sinh trùng hay không.

Phát hiện này đưa ra câu hỏi về tiến hóa ở thực vật, đa dạng hóa sinh học và các loài chủ chốt, đồng thời mang lại cho các nhà khoa học đầu mối về phương pháp kiểm soát côn trùng hủy hoại cây trồng để thu được lợi nhuận cao.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News