Hẻm núi Đài Loan đột ngột xuất hiện, biến mất nhanh kỷ lục

Một hẻm núi đột ngột xuất hiện ở Đài Loan sau một trận động đất dữ dội cách đây 15 năm, đang dần dần biến mất với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Các thay đổi địa chất có xu hướng xảy ra rất chậm, kéo dài tới hàng triệu năm. Vì vậy, khi các kiến tạo trên mặt đất xuất hiện và biến mất trong vòng vài thập niên, các nhà khoa học sẽ đặc biệt quan tâm chú ý tới hiện tượng bất thường này.


Hẻm núi sông Daan ở Đài Loan. (Ảnh: Thinkstock)

Các khối đá hình thành hẻm núi sông Daan ở Đài Loan thình lình phát lộ sau một trận động đất năm 1999. Cơn địa chấn dữ dội có tên Jiji đã nâng khối đá lên cao khoảng 10 mét, tương đương với chiều cao của một tòa nhà 3 tầng, tạo ra một đập ngăn nước trải dài gần 1km ngang qua sông Daan ở phía tây Đài Loan.

Hiện hẻm núi này đang có có nguy cơ biến mất do con sông thường xuyên gây ngập lụt nghiêm trọng và dữ dội. Mặc dù cứ 300 - 400 năm, các trận động đất lớn thường làm rung chuyển khu vực, nhưng con đập được cho là có thể bị xóa sổ khỏi bản đồ vì sự xói mòn trong 50 năm tới.

"Điều thực sự thú vị về nơi này là sự việc đang diễn ra rất nhanh và chúng ta có thể quan sát nó. Con sông có thể loại bỏ mọi bằng chứng (về các trận động đất trước đó và những đường đứt gãy), nhưng chúng ta có thể quan sát những quá trình mà mình không thể tái dựng", Kristen Cook, chuyên gia địa chất thuộc một trung tâm nghiên cứu địa chất học của Đức, cho biết.

Bắt đầu từ năm 2004, sông Daan đã chảy tràn qua đập ngăn nước tự nhiên, kéo theo các vật liệu xuống đáy sông, cắt xẻ thành một hẻm núi mới, dài 1.200 mét và sâu 20 mét vào năm 2008. Quá trình xói mòn này đang diễn tiến rất nhanh, với tốc độ 2cm/năm.

Khi ranh giới thượng lưu của hẻm núi tiếp tục di chuyển về phía hạ lưu, hẻm núi sẽ dần dần ngắn lại cho đến khi ranh giới thượng lưu chạm đến lối ra của hẻm núi. Khi đó, toàn bộ hẻm núi sẽ biến mất, nhà địa chất Cook giải thích thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News