Hiểm họa khi rác vũ trụ quay lại tàn phá Trái Đất

Rác vũ trụ tràn ngập ngoài không gian có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp cho Trái Đất.

Ngày 4/10/1957, Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên của nhân loại bay vào không gian. Nhưng vệ tinh này cũng đánh dấu một cột mốc khác trong lịch sử, đó là sự xuất hiện của rác vũ trụ, theo History.

Rác vũ trụ là những vật thể nhân tạo không còn sử dụng tồn tại ngoài vũ trụ, bao gồm những thiết bị được phóng lên hoặc bỏ lại, ví dụ như tên lửa đẩy, các vệ tinh không còn hoạt động, thậm chí những vật dụng cá nhân mà phi hành gia vô tình đánh mất như găng tay, máy quay hay xẻng trộn.


Rác thải vũ trụ tăng theo cấp số mũ trong hơn nửa thế kỷ qua. (Video: YouTube).

"Số vật thể mà các nước phóng lên vũ trụ tăng ổn định theo cấp số mũ trong suốt nửa thế kỷ qua. Thường thì mỗi khi phóng cái gì đó vào không gian, chúng ta cũng đang tạo ra rác", Lisa Ruth Rand, nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison, nhận xét.

Hiện con người chưa biết chính xác những đồ phế thải này ảnh hưởng đến vũ trụ hay tầng khí quyển trên cao như thế nào, có tác động gì đến sự biến đổi khí hậu không. Tuy nhiên, chắc chắn chúng sẽ gây ra hai nguy cơ lớn.

Đầu tiên, rác thải có thể rơi trở lại Trái Đất, gây nguy hiểm cho con người và các loài vật khác. Năm 1997, một phụ nữ bị thương khi một mảnh kim loại từ trên trời rơi trúng vai. Theo các nhà khoa học NASA, đó có thể là một mảnh tên lửa tách ra. Dù đây là trường hợp duy nhất đến nay rác thải vũ trụ rơi xuống gây thương tích cho con người, nhưng vẫn còn nhiều vật thể nguy hiểm khác có thể lao xuống Trái Đất.

Chính rủi ro từ những thiết bị không sử dụng đã khiến NASA quyết định để tàu vũ trụ Cassini lao xuống khí quyển sao Thổ tự sát hôm 15/9, đề phòng con tàu gây tổn hại tới các mặt trăng có thể tồn tại sự sống của hành tinh này.

Hiểm họa khi rác vũ trụ quay lại tàn phá Trái Đất
Tàu vũ trụ Cassini lao xuống khí quyển sao Thổ tự sát. (Ảnh: AWN).

Hậu quả thứ hai khiến các nhà khoa học lo ngại hơn, đó là việc va chạm với rác thải làm hệ thống vệ tinh bị phá hủy. Rác vũ trụ không cháy hết trong khí quyển hay rơi trở lại Trái Đất sẽ mắc kẹt trong không gian và vẫn bay quanh Trái Đất. Không gian để vệ tinh được phóng lên và hoạt động có giới hạn nhất định. Khi rác thải vũ trụ chiếm quá nhiều chỗ, các vệ tinh có thể đâm vào chúng.

Năm 2009, vụ va chạm đầu tiên xảy ra giữa vệ tinh Iridium 33 của Mỹ và vệ tinh Cosmos 2251 không còn hoạt động của Nga. Sau cú đâm, Iridium hư hại nặng và lập tức ngừng hoạt động. Nghiêm trọng hơn, vụ va chạm tiếp tục tạo ra hơn 1.800 mảnh vụn rác trên vũ trụ, theo thống kê của Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ.

Nhiều người cho rằng vệ tinh là thứ rất xa xôi, nhưng thực ra con người sử dụng những tiện ích của chúng hàng ngày, từ gọi điện thoại, tra cứu đường đi trên bản đồ, thậm chí đến rút tiền từ ATM.

Nếu vũ trụ ngập rác đến nỗi không sử dụng vệ tinh được nữa, con người phải thay đổi hoàn toàn lối sống và cách làm việc. Thậm chí quân đội Mỹ từng khẳng định, không có cách nào để tiến hành các hoạt động như hiện nay nếu thiếu vệ tinh, Rand cho biết.

Không quân Mỹ bắt đầu nghiên cứu về vệ tinh cuối những năm 1950 vì lo ngại chiến tranh hạt nhân có thể làm gián đoạn hoạt động liên lạc trên Trái Đất. "Họ muốn đảm bảo mình có thể liên lạc như bình thường và muốn sử dụng vệ tinh để làm điều đó", Rand chia sẻ. Chiến tranh hạt nhân đến nay vẫn là một mối đe dọa, nhưng rác vũ trụ cũng đang trở thành mối nguy hiểm lớn.

Hiểm họa khi rác vũ trụ quay lại tàn phá Trái Đất
Các mảnh vụn rác thải trong vũ trụ có thể rơi xuống Trái Đất gây nguy hiểm. (Ảnh: ABC News).

Con người chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nào để kéo rác vũ trụ trở về Trái Đất, nhưng các chuyên gia vẫn đang không ngừng nghiên cứu. Cách tốt nhất hiện nay để giảm tốc độ gia tăng lượng rác ngoài không gian là hạn chế thải rác. Tập đoàn tên lửa SpaceX đang thực hiện điều này bằng cách dùng loại tên lửa có thể tái sử dụng và tự quay trở lại Trái Đất.

Một số rác thải vũ trụ cũng sẽ được hút về khí quyển Trái Đất nhờ chu kỳ Mặt Trời. Theo đó, cứ 11 năm, hiện tượng từ trường mặt trời đảo cực lại xảy ra một lần. Khí quyển Trái Đất chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng này, mở rộng, co rút và có thể kéo rác thải vũ trụ về. Đó là một dạng cơ chế tự làm sạch, Rand cho biết.

Điều này không có nghĩa là số rác đó sẽ hoàn toàn biến mất. Một số phân rã thành các hạt nhỏ ở bầu khí quyển trên cao, số khác sẽ rơi xuống Trái Đất. Tuy vậy, điều này cũng giúp đẩy lùi nguy cơ rác thải vũ trụ đâm vào các vệ tinh mới.

Năm 2011, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ cho biết lượng rác thải vũ trụ đã chạm đến đỉnh điểm. Nếu không tìm cách giải quyết vấn đề ngay, con người sẽ không thể ngăn chặn nó trở thành một thảm họa khủng khiếp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lockheed Martin hé lộ tàu đổ bộ sao Hỏa mới chạy bằng hydro hóa lỏng

Lockheed Martin hé lộ tàu đổ bộ sao Hỏa mới chạy bằng hydro hóa lỏng

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ Lockheed Martin đã giới thiệu một tàu đổ bộ sao Hỏa mới chạy bằng nhiên liệu hydro hóa lỏng với mục tiêu sớm nhất đưa con người chinh phục sao Hỏa.

Đăng ngày: 30/09/2017
Bề mặt Mặt trời với lõi Trái đất, cái nào nóng hơn?

Bề mặt Mặt trời với lõi Trái đất, cái nào nóng hơn?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải biết rõ nhiệt độ chính xác và các yếu tố ảnh hưởng lên Mặt Trời và Trái Đất.

Đăng ngày: 30/09/2017
Lí do khiến NASA quyết định nam giới có thể không được du hành đến sao Hỏa

Lí do khiến NASA quyết định nam giới có thể không được du hành đến sao Hỏa

Các nhiệm vụ du hành của NASA thường có đội ngũ phi hành đoàn pha trộn khá cân bằng giữa cả hai giới tính.

Đăng ngày: 29/09/2017
Chuyến đi bộ ngoài không gian suýt biến thành thảm kịch của Liên Xô

Chuyến đi bộ ngoài không gian suýt biến thành thảm kịch của Liên Xô

Khoảnh khắc nhà du hành Alexey Leonov thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên năm 1965 trở thành một dấu ấn rực rỡ trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 29/09/2017
Bài diễn thuyết

Bài diễn thuyết "điên rồ" của Elon Musk: 100.000 USD cho cái giá công dân sao Hỏa

Có lẽ đối với tỷ phú gốc Nam Phi,

Đăng ngày: 29/09/2017
Sóng hấp dẫn tiếp tục được phát hiện sau vụ va chạm của 2 hố đen

Sóng hấp dẫn tiếp tục được phát hiện sau vụ va chạm của 2 hố đen

Sóng hấp dẫn mới được các nhà khoa học đo được ngày 14/8 sau khi 2 hố đen có khối lượng lần lượt gấp 31 và 25 lần khối lượng Mặt Trời va chạm nhau.

Đăng ngày: 29/09/2017
Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời

Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời

Các miệng hố đen ở gần cực Nam của Mặt Trăng đã giành được

Đăng ngày: 29/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News