Hiện tượng say sóng sẽ hoàn toàn biến mất nếu mọi con thuyền đều lắp thiết bị này!

Sự chồng chềnh và hệ quả là hiện tượng say sóng, có lẽ chính là một trong những điều bất tiện lớn nhất khi di chuyển bằng các phương tiện đường thủy. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ sớm chỉ còn là quá khứ, khi mọi tàu thuyền đều được lắp đặt một quả cầu kim loại đặc biệt mang tên “Seakeeper”!

Với hình dáng tương tự một quả cầu bằng kim loại cỡ lớn, thiết bị mang tên “Seakeeper” chính là một bước tiến mới về công nghệ, trong lĩnh vực sản xuất tàu thuyền.


Thiết bị này là một con quay hồi chuyển nặng khoảng 181kg.

Về bản chất, thiết bị này là một con quay hồi chuyển nặng khoảng 181kg, có thể lắp đặt vừa trên hầu hết mọi con thuyền cỡ vừa, để hạn chế sự chồng chềnh, do sóng biển tạo ra. Từ đó, giúp hạn chế tối đa cảm giác say sóng, cũng như sự bất tiện trong các chuyến hành trình đường thủy cho hành khách.

Bí mật công nghệ của Seakeeper chính là một bánh đà nằm bên trong quả cầu. Khi được khởi động, bánh đà này sẽ quay với tốc khoảng 896km/h, giúp triệt tiêu đến 95% các chuyển động lắc lư về hai bên sườn, tạo sự ổn định cho con thuyền.

Rào cản lớn nhất để một thiết bị tuyệt vời như Seakeeper có thể phổ cập cho tất cả mọi tàu thuyền vẫn chính là giá thành. Bởi giá khởi điểm cho một sản phẩm Seakeeper, ở thời điểm hiện tại, lên đến 30.000 USD (gần 700 triệu đồng)!

Say sóng là gì?

Say sóng là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ cho thân mình được thăng bằng (không ngả nghiêng), hệ thống cảm nhận của cơ thể không ngừng thu nhận những dữ kiện từ môi trường chung quanh và gởi những dữ kiện này về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai.

Bộ phận này có chức năng giống như một máy điện toán, nó sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự và chuyển lên óc. Sự say sóng xảy ra khi các dữ kiện chuyển từ bộ phận này lên óc không giống như các dữ kiện mà mắt nhìn thấy. Khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt thì có lẽ đã hơi trễ trong việc tìm cách chặn đứng cơn say sóng lại, cơn nôn mửa có thể tiếp nối chỉ trong một vài phút sau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News