Hiện tượng thiên văn kỳ thú: Sao Hỏa "hôn" sao Kim trước khi chia tay

Vào ngày 12/7, sao Hỏa sẽ tiến sát sạt đến sao Kim trước khi tách ra.

Sao Kim có thể quan sát thấy ở thấp trên bầu trời tây bắc vào lúc hoàng hôn. Nhưng sao Hỏa đã không được nhìn thấy trong nhiều tuần, bởi hành tinh đỏ đang di chuyển về phía xa của Mặt trời gần đối diện với Trái đất. Với khoảng cách 372 triệu km, sao Hỏa xa hơn gần 7 lần và mờ hơn 100 lần so với khi nó ở gần Trái đất nhất.


Sao Hỏa và sao Kim sát nhau nhất vào ngày 12/7. (Ảnh: Duluth News Tribune/NASA)

Sao Kim sáng hơn sao Hỏa khoảng 250 lần với cấp sao biểu kiến có giá trị -3,9 so với 1,8 của sao Hỏa. Sao Kim luôn luôn sáng hơn bất kỳ một ngôi sao nào ngoài Mặt trời. Độ sáng lớn nhất của nó, cấp sao biểu kiến có giá trị -4,9, xuất hiện ở pha hình lưỡi liềm khi nó ở gần Trái đất. Sao Kim mờ dần về cấp sao -3 khi nó ngược sáng so với Mặt trời.

Xếp sau Mặt trăng, sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng nhất và có thể dễ dàng nhìn thấy trong bầu trời tối. Trong khi đó, sao Hỏa chỉ có thể nhìn thấy vào lúc hoàng hôn và rất thấp trên bầu trời. Điều này làm cho nó xuất hiện thường mờ nhạt.


Sao Kim cách sao Hỏa khoảng 6 lần đường kính Mặt trăng (20.844km) vào ngày 7/7. (Ảnh: Duluth News Tribune/NASA)

Tuy nhiên, sao Hỏa đang trên đường tiến sát tới sao Kim! Vào ngày 7/7, chúng cách nhau khoảng 6 lần đường kính Mặt trăng tròn. Cả hai đang xích lại gần nhau mỗi ngày khi sao Hỏa leo gần chân trời phía tây và sao Kim trượt về phía đông để gặp nó.

Cặp đôi sát gần nhau nhất vào ngày 12/7, chỉ một đường kính Mặt trăng (3.474km). Thật không may, sao Hỏa quá mờ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường vì những lý do được mô tả ở trên, vì vậy sẽ cần ống nhòm để quan sát. Kể cả dùng ống nhòm, sao Hỏa mờ nhạt hơn nhiều so với sao Kim, chỉ như một tia lửa so với một ngọn lửa.

Trước đó, ngày 11/7, một ngày trước khi sao Hỏa và sao Kim kết hợp, Mặt trăng 2 ngày tuổi tuyệt đẹp sẽ tạo thêm nét kỳ diệu cho khung cảnh thiên thể, xuất hiện về phía bên phải của cặp hành tinh. Cả ba vật thể sẽ nằm dọc theo một đường thẳng ngang với đường chân trời phía tây.

Để quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này, bạn sẽ cần một tầm nhìn rõ ràng, không bị cản trở càng xa đường chân trời tây-tây bắc càng tốt. Các hành tinh sẽ xuất hiện bên trái điểm lặn của Mặt trời. Sao Kim sẽ rõ ràng bắt đầu từ khoảng 45 phút sau khi Mặt trời lặn và có thể nhìn thấy trong khoảng nửa giờ.

Khi phát hiện sao Kim, hãy hướng ống nhòm của vào hành tinh và tập trung vào một điểm, sau đó tìm sao Hỏa mờ hơn ở bên trái. Nếu may mắn, bạn có thể quan sát được khoảnh khắc sao Hỏa "hôn" sao Kim khi chúng tiếp cận sát nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News