"Hiệu ứng bà ngoại" ở cá voi sát thủ

Một nghiên cứu trên 378 con cá voi sát thủ được cá voi bà chăm sóc cho thấy chúng sống lâu hơn những con khác. Cá voi bà giúp chúng giúp tìm kiếm thức ăn khi khan hiếm.

Những bà cá voi sát thủ "lẩm cẩm" có thể giúp cháu mình sống sót ngay cả trong những lúc khó khăn. Các nhà khoa học đã công bố điều này sau khi nghiên cứu những con cá voi cái hết tuổi sinh sản.

Cá voi sát thủ cái sẽ ngừng sinh sản ở tuổi 30-40, nhưng chúng có thể sống thêm vài thập kỷ. Đặc biệt, điều này chỉ xảy ra ở người và 4 loài cá voi, theo Guardian.

Nghiên cứu trên con người đã chỉ ra việc ông bà phụ giúp chăm sóc con cháu đã kích thích phần nào ý muốn sinh con ở người trẻ, được gọi là “giả thuyết bà ngoại” (grandmother effect). Tuy nhiên, lý thuyết này cho đến nay này chưa được thử nghiệm ở cá voi.

“Đây là loài vật mãn kinh đầu tiên hiệu nghiệm với "giả thuyết bà ngoại" sau con người”, tác giả nghiên cứu Daniel Franks từ Đại học York cho biết.

“Nó hiệu nghiệm với cá voi, nhưng loài này có thể sinh sản đến cuối đời. Chỉ có 5 loài trải qua thời kỳ mãn kinh là con người, cá voi sát thủ, cá voi đầu tròn vây ngắn, kỳ lân biển và cá voi beluga”, ông Franks nói thêm.


Cá voi sát thủ bà biết chăm sóc cháu khiến chúng sống lâu hơn. (Ảnh: Guardian).

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ Đại học Exeter, Trung tâm Nghiên cứu Cá voi Mỹ và Trạm Sinh học Thái Bình Dương Canada đã tập trung nghiên cứu trên 378 con cá voi có bà ngoại chăm sóc.

Kết quả cho thấy những con cá voi có bà chết sớm có tỷ lệ tử vong cao gấp 4,5 lần so với những con có bà còn sống.

Hiệu ứng này được khuếch đại đáng kể trong những năm khan hiếm cá.

“Trước đây, chúng tôi biết rằng những con cá bà mãn kinh thường dẫn đầu các nhóm đi kiếm thức ăn. Chúng phát huy vai trò quan trọng khi cần, chẳng hạn như khi khan hiếm cá hồi (thức ăn của cá voi)”, ông Franks nói.

“Chúng sẵn sàng chia sẻ thức ăn với con cháu. Chúng tôi nghĩ rằng (cá voi bà) đang chăm sóc cháu mình”.

Khi các nghiên cứu về “hiệu ứng bà ngoại” ở cá voi còn đang được tiến hành, chưa có gì giải thích được vì sao cá voi sát thủ mất khả năng sinh sản ở tuổi trung niên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News