Hiệu ứng sân vận động trong mắt bão Dorian
Hiệu ứng sân vận động ở vùng mắt bão hé lộ sức mạnh của bão Dorian trên đường đổ bộ vào quần đảo Bahamas.
Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ chia sẻ ảnh chụp khi các nhà khoa học của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển (NOAA) bay qua vùng mắt bão của bão Dorian hôm 1/9. Họ phát hiện Dorian trở nên cực mạnh với hiệu ứng sân vận động ở tâm bão.
Máy bay bay qua vùng mắt bão. (Ảnh: NHC).
Hiệu ứng sân vận động khiến mắt bão trông như vòm khán đài thể thao. Bên ngoài phần trung tâm quang đãng của mái vòm là những cơn gió dữ dội nhất. Hiệu ứng này xuất hiện khi những cột khí bốc lên cao rất nhanh cuộn xoáy và tản ra xung quanh từ trung tâm cơn bão. Kết quả là mắt bão trở nên lớn hơn khi độ cao so với mặt biển của cơn bão tăng lên, theo Washington Post.
Bão Dorian quét qua quần đảo Bahamas chiều 1/9 với gió giật hơn 320km/h, phá hủy nhiều nhà cửa, cơ sở kinh doanh, gây ngập lụt và khiến ít nhất 5 người thiệt mạng. Dorian suy yếu xuống cấp 4 trong thang 5 cấp của Mỹ sau khi đổ bộ vào Bahamas.
Theo dự báo, bão Dorian sẽ ảnh hưởng tới vùng ven biển bang Florida và Georgia trong hai ngày 3/9 và 4/9, sau đó quét qua bang South Carolina và North Carolina vào ngày 5/9. Cơn bão sẽ chỉ còn mạnh cấp 3 khi tiếp cận bờ biển phía đông Florida. Mối đe dọa lớn nhất với người dân ở bang này là gió giật tới 128km/h và nước dâng do bão.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
