Hình ảnh đau lòng nữa về ô nhiễm rác nhựa: Cá mập chết khi đang ngậm vỏ chai nước

Các hình ảnh báo động về hiện thực rác thải nhựa xuất hiện ngày một nhiều.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng rác nhựa hủy hoại thiên nhiên đang hết sức trầm trọng. Từ những mảnh rác trong bụng chim biển, bụng cá voi, hay gần nhất là chiếc vỏ chai trôi dạt trên biển trong gần 50 năm mà vẫn "như mới".

Và mới đây, bức ảnh do một nhiếp ảnh gia người Anh đăng lên đã giúp nhiều người nhận ra mọi chuyện đang nghiêm trọng thế nào.


Cá mập nhỏ ngậm chai nhựa.

Bức ảnh về xác của một con cá chó (dogfish - một giống cá mập nhỏ) với vỏ chai nhựa (có tin cho rằng đó là vỏ giấy nhựa), được tìm thấy trên bờ biển Tây Somerset (Anh). Nhiếp ảnh gia Liz Elmont là người đã thực hiện bức ảnh, và cô cho biết sự thật đằng sau bức hình còn nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng.

"Tôi đi dạo hàng giờ, tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp xung quanh. Và rồi tôi thấy những gì không nên thấy" - Elmont chia sẻ.

"Chỉ một hành động thiếu suy nghĩ của người đã vứt, mà một sinh mạng đã chết một cách tàn nhẫn".

Bạn vứt một chiếc vỏ chai, hoặc vỏ giấy thôi, đó có thể là hành động nhỏ. Nhưng ai cũng làm thì hậu quả để lại là cực kỳ lớn. Mà thậm chí chỉ riêng bạn thôi, nếu tính tổng số lần bạn vứt rác qua thời gian thì đó cũng là một con số rất khủng khiếp rồi.


Rác thải nhựa trôi dạt vào bờ.

Theo Elmont: "Chúng ta phải quan tâm hơn đến hành tinh này trước khi mọi thứ trở nên quá muộn. Hãy dạy con cái phải tôn trọng thiên nhiên, nhằm đảm bảo thế hệ tương lai được thừa hưởng những di sản tốt đẹp hơn".

Mỗi năm, có hàng triệu tấn rác nhựa thải ra các đại dương. Và theo như một nghiên cứu công bố trên PLOS ONE hồi tháng 8, rác nhựa tiếp xúc với ánh Mặt trời có thể thải ra khí nhà kính như methane và ethylene. Từ đó, quá trình nhiệt độ toàn cầu nóng lên sẽ thêm trầm trọng.

"Hãy vứt rác đúng nơi quy định, suy nghĩ về mọi hành động trước khi làm, và cân nhắc ngưng sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Không khó lắm đâu" - nhiếp ảnh gia khẩn khoản chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News