Hình ảnh đẹp ngoạn mục của Trái Đất chụp từ vệ tinh MSG-4
Vệ tinh theo dõi thời tiết khắc nghiệt mới của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), MSG-4, mới công bố hình ảnh đầu tiên của Trái đất - và đó là một cảnh tượng cực kỳ ngoạn mục.
- Huyền thoại bức ảnh Trái đất đầu tiên
- Chùm ảnh Trái đất lung linh, huyền ảo
- Hình ảnh Trái đất chụp từ sao Hỏa
ESA công bố hình ảnh đầu tiên của Trái đất chụp từ vệ tinh MSG-4
Vệ tinh MSG-4 được phóng đi ngày 15/7 từ Guiana, Pháp. Nó sẽ gửi những hình ảnh bề mặt và khí quyền của Trái đất trong 12 bước sóng có chiều dài khác nhau, mỗi lần kéo dài 15 phút khi hoạt động
Hình ảnh Hình ảnh Trái đất đẹp ngoạn mục nhìn từ vệ tinh thời tiết mới của ESA số 1
Được chụp bằng thiết bị thu ảnh hồng ngoại và làm rõ chuyển động xoay tròn (SEVIRI) của vệ tinh, bức ảnh đã hiển thị rõ quần xã sinh vật đa dạng của châu Phi, sa mạc cận nhiệt đới chiếm ưu thế Sahara, trong khi những khu rừng nhiệt đới và ôn đới chiếm ưu thế ở phía nam lục địa này.
Hình ảnh màu đầu tiên của Trái Đất được vệ tinh MSG-2 chụp lại vào tháng 1/2006. Đây là vệ tinh tiền thân của thiết bị hiện nay.
MSG-4 là vệ tinh thứ tư và cuối cùng trong loạt vệ tinh Meteosat thế hệ thứ hai (MSG). Tổ hợp vệ tinh này là sản phẩm hợp tác giữa ESA và EUMETSAT (Tổ chức vệ tinh khí tượng châu Âu). Được tên lửa Arianne 5 phóng đi ngày 15/7, MSG-4 được thiết lập để thay thế cho một trong những vệ tinh MSG đã cũ của ESA trong không gian.
Hình ảnh Hình ảnh Trái đất đẹp ngoạn mục nhìn từ vệ tinh thời tiết mới của ESA số 3
Còn đây là Trái Đất được nhìn thấy ngày 6/7/2015 từ khoảng cách 1 triệu dặm, do camera khoa học nằm trên tàu Quan sát Khí hậu Không gian sâu thẳm (Deep Space Climate Observatory) ghi lại. Bức ảnh cho thấy những tác động của ánh sáng mặt trời bị tán xạ trong không khí, tạo thành màu xanh đặc trưng. Hình ảnh này được tạo thành bằng cách kết hợp 3 bức ảnh riêng biệt, phô bày Trái đất chi tiết đến kinh ngạc.
Mục tiêu của các vệ tinh MSG là cung cấp thông tin quan trọng và các hình ảnh liên quan đến dự báo thời tiết tác động cao. Dữ liệu từ các vệ tinh cũng dùng để nghiên cứu khí tượng học và biến đổi khí hậu cũng như tăng cường phòng ngừa rủi ro, cảnh báo thiên tai.