Hình ảnh mưa sao băng Quadrantid trên khắp thế giới
Không chỉ thắp sáng bầu trời Việt Nam, mưa sao băng Quadrantid mở đầu năm mới và thập kỷ mới cũng khiến người yêu thích bầu trời trên khắp thế giới được một đêm thức trắng.
Như thông tin đã đưa, người dân Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Quadrantid vào rạng sáng 04/01/2020. Đây là cơn mưa sao băng lớn nhất vào đầu năm với lượng sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm có thể đạt từ 60 đến 200 vệt. Mưa sao băng Quadrantid là sự kiện quan sát bầu trời đáng chú ý không nên bỏ lỡ.
Mưa sao băng Quadrantid vào rạng sáng 04/01/2020 ở Gia Nghĩa, Đắk Nông, Việt Nam được chụp bởi Hải Đăng/Nhóm Nhiếp Ảnh Thiên Văn. Tác giả cho biết chỉ trong vòng một tiếng rưỡi anh đã “thu hoạch” được đến 25 vệt sao băng.
Mưa sao băng Quadrantid ở Florida Keys, Mỹ. Ánh sáng mờ ảo phía chân trời chính là ánh sáng hoàng đạo vào lúc trời gần sáng. (Ảnh: Jeff Berkes).
Trên bầu trời Vạn Lý Trường Thành, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, những vệt sao băng của trận Quadrantid đang tỏa sáng. (Ảnh: Cheng Luo).
Bức ảnh phơi sáng star trail (ghi lại đường đi của những ngôi sao) tại Ozark, Arkansas, Mỹ bắt gặp một fireball đang bùng cháy. (Ảnh: Brian Emfinger).
Phía trên Hải đăng Mũi cực đông ở phía bắc New Jersey, Mỹ có một vệt sao băng của trận Quadrantid lướt qua bầu trời. (Ảnh: Jack Fusco).
Cắt ngang đường đi của những vì sao trong bức ảnh phơi sáng lâu này là sao băng Quadrantid. Hình ảnh được chụp tại Đảo Tenerife của Tây Ban Nha. (Ảnh: Roberto Porto).
Mưa sao băng Quadrantid vào sáng 04/01 ở Đảo Canary. Trong ảnh bạn có thể thấy đó là Núi lửa Teide đang thưởng thức màn trình diễn của bầu trời đêm. Ảnh: Daniel López (El Cielo de Canarias).
Trong ảnh là 123 vệt sao băng được chụp từ 113 bức ảnh đơn lẻ chồng ghép lại với nhau, cho thấy sự tuyệt vời của cơn mưa sao băng mở đầu năm mới. (Ảnh: Erno Berkó).