Hình ảnh sắc nét nhất về thiên hà Tam Giác

Nếu nhìn về hướng phải của chòm sao phía bắc Tam Giác, bạn sẽ thấy một dấu vết mờ nhạt trên bầu trời đêm.

Đó chính là thiên hà Tam Giác, cách địa cầu khoảng 3 triệu năm ánh sáng và cũng là một trong những vật thể xa nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, kính viễn vọng không gian Hubble không hề bị giới hạn như mắt người và vì thế xoay xở chụp được hình ảnh chi tiết nhất về láng giềng của chúng ta. Vậy thì chi tiết đến mức nào?

Hình ảnh công bố được ghép từ 54 bức ảnh khác nhau, cho phép độ phân giải lên đến 665 triệu điểm ảnh (tương đương 1,67 GB), chụp lại một khu vực trải dài 19.400 năm ánh sáng với 10 - 15 triệu ngôi sao có thể thấy được, theo trang tin SciTechDaily.

Hình ảnh sắc nét nhất về thiên hà Tam Giác
Ảnh chụp thiên hà Tam Giác. (ẢNH: NASA).

Dù chỉ ghi được khoảng 1/3 kích thước của thiên hà thuộc dạng xoắn ốc, hình ảnh hé lộ phần trung tâm của thiên hà và đoạn cấu trúc bên trong của các cánh tay xoắn ốc.

Thiên hà Tam Giác, còn gọi là Messier 33 hoặc NGC 598, là thiên hà lớn thứ ba trong cái gọi là Nhóm Địa phương (chỉ quần thể chứa hơn 54 thiên hà bao gồm cả Dải Ngân hà). Lớn nhất là thiên hà Tiên Nữ với bề ngang trải rộng suốt 200.000 năm ánh sáng và kế đến là Dải Ngân hà của chúng ta (100.000 năm) ánh sáng. Vì kích thước khiêm tốn nên thiên hà Tam Giác có ít sao hơn, chỉ khoảng 40 tỉ đơn vị sao, so với 1.000 tỉ của Tiên Nữ và 200 - 400 tỉ của Dải Ngân hà. Tuy nhiên, thiên hà Tam Giác chứa đầy bụi và khí ga, cho phép sản sinh sao với tốc độ chóng mặt.

“Ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào những hình ảnh do Hubble cung cấp đó là có quá nhiều sao đang tượng hình”, theo nhà thiên văn học Julianne Dalcanton của Đại học Washington tại Seattle. Chuyên gia Mỹ đánh giá tốc độ hình thành sao cao gấp 10 lần so với khu vực từng được khảo sát thuộc thiên hà Tiên Nữ vào năm 2015. Có lẽ thiên hà Tam Giác gia nhập Nhóm Địa phương muộn hơn các đồng bạn khác, hoặc cũng có thể nó luôn tồn tại độc lập và không dính dáng gì đến những sự kiện sáp nhập giữa các thiên hà. Giới nghiên cứu hy vọng kính viễn vọng Hubble sẽ giúp hóa giải bí ẩn này trong thời gian tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Máy gia tốc hạt mới sẽ mở cửa đến “vũ trụ lân cận”

Máy gia tốc hạt mới sẽ mở cửa đến “vũ trụ lân cận”

Máy gia tốc hạt mới của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu được xây dựng dự kiến sẽ dài gấp 4 lần và mạnh gấp 7 lần Máy gia tốc hạt lớn (LHC) hiện tại.

Đăng ngày: 28/01/2019
Phát hiện tiền thân sự sống Trái đất ở một Mặt trời khác

Phát hiện tiền thân sự sống Trái đất ở một Mặt trời khác

Dấu vết những "khối xây dựng sự sống" từng tồn tại trên Trái đất đã được tìm thấy ở nơi một ngôi sao non trẻ giống với Mặt trời đang hình thành.

Đăng ngày: 27/01/2019
Hòn đá cổ xưa nhất Trái Đất được tìm thấy trên Mặt Trăng

Hòn đá cổ xưa nhất Trái Đất được tìm thấy trên Mặt Trăng

Mẫu đá do các phi hành gia tàu Apollo 14 mang về từ Mặt Trăng có thành phần cấu tạo và điều kiện hình thành giống trên Trái Đất.

Đăng ngày: 26/01/2019
Cơ quan Vũ trụ châu Âu tham vọng khai thác tài nguyên trên Mặt trăng vào năm 2025

Cơ quan Vũ trụ châu Âu tham vọng khai thác tài nguyên trên Mặt trăng vào năm 2025

Trước đó, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã nghiên cứu khả năng tạo ra một "ngôi làng Mặt trăng", nơi không chỉ các dự án khoa học mà cả các doanh nghiệp hoạt động trên đó.

Đăng ngày: 25/01/2019
Đây là lý do mà NASA sẽ in 3D nội tạng người trên vũ trụ

Đây là lý do mà NASA sẽ in 3D nội tạng người trên vũ trụ

Tại sao phải là vũ trụ? Ở dưới đất không phải tiện hơn à?

Đăng ngày: 25/01/2019
Hệ thống laser 100 gigawatt sẽ là nguồn năng lượng đưa ta du hành sang hệ sao khác

Hệ thống laser 100 gigawatt sẽ là nguồn năng lượng đưa ta du hành sang hệ sao khác

Sức mạnh khủng khiếp của hệ thống laser 100 gigawatt sẽ biến Trái Đất thành một ngọn hải đăng, thắp sáng cả một góc Ngân hà.

Đăng ngày: 24/01/2019
Những bức ảnh đầu tiên được gửi về từ vệ tinh MicroDragon

Những bức ảnh đầu tiên được gửi về từ vệ tinh MicroDragon

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã chụp được những bức ảnh thử nghiệm đầu tiên tại khu vực nước Mỹ, Australia và gửi về trạm mặt đất.

Đăng ngày: 24/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News