Hình ảnh về nguyên tử di chuyển trong phân tử
Theo hãng tin AFP, ngày 7/3, các nhà vật lý đến từ trường Đại học bang Ohio, Mỹ lần đầu tiên đã chụp được hình ảnh đặc biệt miêu tả sự chuyển động thực của nguyên tử bên trong phân tử, bằng cách sử dụng một kỹ thuật mới có thể biến một trong các phân tử của các electron thành một loại bóng đèn flash.
Các hình ảnh được chụp bằng cách sử dụng một tia laser cực nhanh (tốc độ 50 femto giây hay một phần nghìn triệu triệu của một giây) chiếu trực tiếp lên phân tử nitơ và oxy.
Sự chuyển động thực của nguyên tử bên trong phân tử
Bằng cách này, các nhà vật lý có thể đánh bật một electron độc thân ra khỏi lớp vỏ ngoài của phân tử và phát hiện ra tín hiệu tán xạ của electron đó khi nó rơi trở lại vào chính phân tử này. Khi electron rơi trở lại phân tử tạo ra một sự va chạm nhỏ, giống như những gợn sóng nhỏ trên mặt hồ, tạo ra một sự nhiễu xạ của năng lượng và máy cảm biến chộp ghi lại sự chuyển động rung này của nguyên tử.
Bằng cách đo các tín hiệu nhiễu của electron khi nó va chạm với phân tử, các nhà khoa học đã có thể tái tạo kích cỡ và hình dạng của phân tử, giống như các vị trí của hạt nhân nguyên tử cũng như các hoạt động bên trong của phân tử. Quá trình này cũng giúp các nhà nghiên cứu có thể nắm bắt sự chuyển động của các nguyên tử trong thời gian đó và vẽ ra một sơ đồ khung.
Giáo sư Louis DiMauro cho biết công trình trên đánh dấu một bước tiến bộ không những chỉ trong quan sát các phản ứng hóa học, mà còn điều khiển chúng ở cấp độ nguyên tử.

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương
Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.
