Hình độc về nghề “cu-li” ở Việt Nam thời thuộc địa
Nghề cu-li là sinh kế của hàng triệu người nghèo ở Việt Nam thời thuộc địa. Tên nghề này bắt nguồn từ chữ "coolie" mà các ông chủ Pháp dùng để gọi người lao động chân tay mang tính chất nặng nhọc như bốc vác, phu đồn điền, công nhân hầm mỏ...
Những người làm nghề cu-li khiêng một khúc gỗ lớn, xứ Bắc Kỳ, Việt Nam thời thuộc địa.
Các cu-li đảm nhận phần việc nặng nhất trên công trường thi công tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, đầu thế kỷ 20.
Đội cu-li người Thượng làm việc tại đồn điền cao su Xa Trạch, nay là nông trường Xa Trạch thuộc huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Cu-li làm công việc bốc vác lúa gạo tại Chợ Lớn năm 1925.
Một cu-li xứ Bắc Kỳ vận chuyển gạo bằng xe cút kít.
Những người kéo xe tay ở Việt Nam xưa cũng được gọi là cu-li.
Các nữ cu-li làm việc tại mỏ chì kẽm Chợ Điền, Bắc Cạn năm 1927.
Cảnh tuyển dụng cu-li tại đồn điền Michelin, hệ thống đồn điền cao su lớn nhất Đông Dương thời thuộc địa.
Các cu-li làm việc tại một phân xưởng chế biến mủ sao su tại đồn điền Michelin.
Buổi điểm danh các cu-li trước ca cạo mủ cao su ở đồn điền Biên Hòa, thập niên 1920.
Các cu-li vào ca làm việc tại mỏ than Hòn Gai thập niên 1920.
Chân dung một cu-li nhỏ tuổi ở miền Bắc, khoảng năm 1884-1885.