Hổ đang hồi sinh tại châu Á

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Mỹ (WCS) thông báo số lượng hổ tại châu Á, đặc biệt là khu vực tây nam của Ấn Độ, đã tăng trở lại trong thời gian qua nhờ các nỗ lực bảo tồn.

Livescience cho biết, các nhà khoa học của WCS đã phân tích dữ liệu hình ảnh từ bẫy ảnh trong các khu rừng tại châu Á và nhận thấy số lượng hổ tăng. Họ cho rằng việc thực thi luật pháp nghiêm minh và các hoạt động bảo vệ sinh cảnh của hổ là hai yếu tố quan trọng nhất. Chẳng hạn, cảnh sát Thái Lan đã phát hiện một tổ chức săn trộm hổ ở Thái Lan năm ngoái và kẻ đứng đầu đường dây nhận mức án tù 5 năm - hình phạt cao nhất dành cho tội săn trộm động vật hoang dã ở Thái Lan.

"Số lượng hổ trong khu bảo tồn thiên nhiên Huai Kha Khaeng của Thái Lan đã tăng ở mức ổn định từ năm 2007. Giới chức thống kê được hơn 50 con hổ trong năm ngoái", WCS thông báo.

Hổ đang hồi sinh tại châu Á
Một đàn hổ lọt vào tầm ngắm của bẫy ảnh tại Nga. (Ảnh: WCS)

Khu bảo tồn thiên nhiên Huai Kha Khaeng là một phần trong Tổ hợp rừng phía tây của Thái Lan. Diện tích của Tổ hợp rừng phía tây lên tới 18.000km2 và là nơi cư trú của khoảng 125 tới 175 con hổ.

Trong các công viên quốc gia Nagarahole và Bandipur của Ấn Độ, số lượng hổ đã đạt tới mức bão hòa. Ban quản lý hai khu bảo tồn đếm được hơn 600 con hổ nhờ bẫy ảnh trong 10 năm qua.

Các nhà bảo tồn cùng phối hợp với chính phủ Nga để mở rộng những vùng bảo vệ hổ. Ngày 18/10, Nga tuyên bố họ mở một hành lang rất dài để kết nối quần thể hổ Amur của Nga với quần thể hổ của tỉnh Hắc Long Giang tại Trung Quốc. Hổ có thể di chuyển tự do qua biên giới Nga - Trung trong hành lang này.

Theo Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài động, thực vật hoang dã (TRAFFIC), chỉ khoảng 3.200 con hổ đang sống trong môi trường hoang dã. Cách đây một thế kỷ khoảng 100.000 con hổ tung hoành trên thế giới. Tổng diện tích khu vực mà hổ sinh sống trên thế giới đã giảm 93% trong vòng một thế kỷ qua. Những con hổ hoang dã hiện nay sống thành từng đàn nhỏ và phân bố ở những nơi biệt lập với thế giới bên ngoài. Tình trạng đó khiến chúng dễ mất mạng bởi hoạt động săn trộm và sự suy giảm của con mồi.

"Rõ ràng hổ đang đấu tranh một cách khó khăn để sinh tồn, song điều quan trọng là loài người vẫn có thể hy vọng rằng chúng sẽ không biến mất trong tương lai. Những thành quả ban đầu trong nỗ lực bảo vệ hổ mang đến động lực để chúng tôi tiếp tục bảo vệ loài mèo lớn này", Cristian Samper, chủ tịch WCS, phát biểu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News