Hồ dưới băng ở đảo lớn nhất thế giới
Các nhà nghiên cứu vừa lần đầu phát hiện các hồ nước nằm bên dưới thềm băng ở Greenland, đảo lớn nhất thế giới.
>>> Đảo Greenland sẽ hoàn toàn biến đổi vào năm 2100
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Polar Scott (SPRI), thuộc Đại học Cambridge, Anh, phát hiện hai hồ nước nằm bên dưới thềm băng ở Greenland, ở độ sâu 800m.
Theo Nature World News, diện tích hai hồ dưới băng được phát hiện vào khoảng 8-10km2, nhưng chúng có thể có kích thước lớn hơn gấp 3 lần so với hiện tại vào một số thời điểm nhất định.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, phát hiện này sẽ giúp họ tìm hiểu phản ứng của các mảng băng ở Greenland với điều kiện thay đổi thời tiết, như các hồ dưới băng có thể ảnh hưởng như thế nào đến dòng trôi của các mảng băng và sự thay đổi mực nước biển.
Bề mặt thềm băng ở Greenland. (Ảnh: Nature World News)
"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các hồ dưới băng có tồn tại ở Greenland và chúng có một vai trò quan trọng đối với hệ thống dẫn nước bên dưới các mảng băng. Tốc độ cũng như cách thức mà nước di chuyển bên dưới ảnh hưởng đến tốc độ băng trôi. Việc tìm hiểu kỹ hơn về những hồ nước này có thể cho phép chúng tôi dự đoán phản ứng của các mảng băng với tình trạng nóng lên của trái đất một cách chính xác hơn", Steven Palmer, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Cấu trúc của các hồ nước bên dưới thềm băng Greenland khác biệt so với các hồ tương tự được phát hiện bên dưới lớp băng Nam Cực. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, không giống như ở Nam Cực, nơi nhiệt độ bề mặt luôn duy trì dưới mức đóng băng, các hồ ở Greenland có thể được tiếp thêm nước nhờ hiện tượng tan chảy nước bề mặt qua vết nứt trên băng.
Một giả thuyết khác được đưa ra cho rằng các hồ nước trên bề mặt ở gần khu vực này có thể tiếp nước cho các hồ dưới băng, vào những tháng có nhiệt độ ấm hơn.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 400 hồ nước dưới băng ở thềm băng Nam Cực. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các hồ dưới băng được tìm thấy ở bên dưới thềm băng ở Greenland, đảo thuộc chủ quyền của Đan Mạch. Điều này có thể là do bề mặt băng ở khu vực này tương đối dốc.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
