Hồ mặn nhất thế giới, không ai dám tới gần vì lý do này
Làn nước cực mặn của vũng Gaet'ale đã khiến nhiều người bị hấp dẫn, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng chúng khá nguy hiểm và nên tránh xa.
Nằm gần miệng núi lửa Dallol ở vùng Danakil Depression (Ethiopia) có một hồ nước siêu mặn, được đặt tên là vũng Gaet'ale.
Hồ này có độ mặn 43%, nghĩa là gấp 12,5 lần so với nước biển, khiến nó trở thành vùng nước mặn nhất trên Trái đất.
Hồ này có độ mặn 43%, nghĩa là gấp 12,5 lần so với nước biển.
Để biết được vũng Gaet'ale mặn cỡ nào, bạn có thể so sánh nó với Biển Chết, vùng nước siêu kiềm nổi tiếng nhất thế giới, có độ mặn là 33,7%, trong khi các đại dương trên thế giới có độ mặn trung bình là 3,5%.
Nước trong vũng quá bão hòa với muối sắt đến mức có cảm giác nhờn trên đầu ngón tay khi chạm vào, như thể chúng là dầu mỡ chứ không phải nước mặn.
Nhờ đặc điểm này, nhiều người dân bản địa ở vùng Ethiopia thậm chí đã gọi nó là "hồ dầu", đủ để thấy rõ sự khủng khiếp.
Một số người khác lại gọi nó là "hồ sát thủ", chủ yếu do lượng khí độc hại thải ra qua bề mặt nước, khiến bất kỳ loài động vật nào khi tới gần cũng gặp nguy hiểm.
Ngay cả các loài vi sinh vật cũng khó tồn tại trong điều kiện này. Bằng chứng là xác của những con chim và côn trùng bị chết và nổi trên mặt nước được bảo quản hoàn hảo tới mức nguyên vẹn.
Mặt nước của vũng Gaet'ale thường xuyên sủi bọt CO2 và phả khí này ra xung quanh.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng khách du lịch tới thăm hồ nên thận trọng do lượng khí CO2 được tạo ra từ các khe núi lửa.
Đôi khi, chúng có thể đủ đậm đặc để khiến một người choáng váng, ngất xỉu, đặc biệt là ở những khu vực gần bề mặt, nơi khí có xu hướng tích tụ lâu ngày.
Không ai biết chính xác vũng Gaet'ale đã tồn tại từ bao lâu. Tuy nhiên theo hình ảnh từ vệ tinh Landsat chụp ngày 6/2/2003, hồ này tồn tại ở dạng gần giống hình bán nguyệt.
Sau đó, trận động đất diễn ra năm 2005 đã kích hoạt lại các dòng suối núi lửa và liên tục cung cấp nước cực mặn cho vũng. Kết quả là kích thước của nó ngày một lớn hơn.
Làn nước cực mặn của vũng Gaet'ale đã khiến nhiều người bị hấp dẫn và muốn thử xuống tắm. Thế nhưng các chuyên gia cho rằng chớ nên dại dột làm điều này, vì hồ chứa cực kỳ nhiều axit với độ pH từ 3,5 đến 4, có thể khiến những người tiếp xúc lâu bị bỏng và viêm da.
Bên cạnh đó, nhiệt độ của hồ dao động ở khoảng 50 - 55 độ C, cũng không phải là điều kiện lý tưởng để bất kỳ ai xuống tắm.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam
Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr
