Hổ mang chúa khổng lồ dài 4,2m làm thịt rắn, bị con mồi chống trả quyết liệt

Hổ mang chúa khổng lồ dài tới 4,2 mét có kích thước đồ sộ khiến con rắn nhỏ bé hơn không có cách nào giành được phần thắng, nhưng nó cũng đã khiến cho cả kẻ săn phải một phen vất vả.

Đoạn video tăng tải trên YouTube quay cảnh hổ mang chúa đang từ từ đánh chén một con rắn nhỏ hơn. Video dường như quay ở Thái Lan nhưng không rõ địa điểm và thời gian cụ thể.

Con rắn trở thành mồi ngon của hổ mang chúa là rắn sọc dưa (Coelognathus radiate). Loài rắn này không có nọc độc, cầm chắc cái chết khi đối dầu với hổ mang chúa, vốn là loài rắn chuyên ăn thịt các loài rắn khác.

Hổ mang chúa khổng lồ dài 4,2m làm thịt rắn, bị con mồi chống trả quyết liệt
Hổ mang chúa từ từ nuốt chửng con mồi dù bị chống trả quyết liệt.

Điều khiến người xem kinh ngạc là con rắn nhỏ hơn không dễ dàng chịu khuất phục mà quyết chiến đấu đến cùng. Rắn sọc dưa là loài rắn hung dữ, khi bị đe dọa sẽ phùng mang và cắn trả về phía kẻ thù.

Khi bị rắn hổ mang chúa tấn công, con rắn sọc dưa đã quấn chặt cơ thể vào kẻ săn mồi, cắn mạnh vào vùng mặt hổ mang chúa.

Rắn sọc dưa dường như còn cắn vào mắt và đầu của đối phương, quyết chiến đấu đến cùng. Con rắn hổ mang to lớn dù đau nhưng vẫn chịu trận để từ từ nuốt chửng con mồi nhỏ bé hơn.

Theo như mô tả, hổ mang chúa trong video năm nay đã đã 17 tuổi, dài 4,2 mét, là giống đực, luôn sẵn sàng ăn thịt bất cứ loài rắn nào.

Cuối video, hổ mang chúa từ từ nuốt trọn rắn sọc dưa, dù vẫn bị con mồi cuốn chặt 2 vòng quanh cổ. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới giúp giải thích lý do động vật có vú có thính lực tốt hơn

Phát hiện mới giúp giải thích lý do động vật có vú có thính lực tốt hơn

Các động vật có vú hiện đại, trong đó có con người, có thể tiếp nhận âm thanh nhờ 3 mẩu xương bé xíu ở tai giữa, thứ không tồn tại ở loài bò sát tổ tiên.

Đăng ngày: 07/12/2019
Cá hoàng đế tạo ra loài mới do

Cá hoàng đế tạo ra loài mới do "giao phối nhầm"

Họ Cá hoàng đế Cichlid sinh sống trong môi trường nước ngọt ở châu Phi vô tình tạo ra loài mới do giao phối nhầm với loài khác.

Đăng ngày: 07/12/2019
Vì sao loài chim này lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”?

Vì sao loài chim này lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”?

Sở hữu tốc độ lên đến 322 km/giờ, chim Cắt lớn chính là loài động vật nhanh nhất hành tinh. Sau khi được chiêm ngưỡng cách loài chim này ra đòn chớp nhoáng trên không, bạn sẽ hiểu tại sao nó lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”.

Đăng ngày: 06/12/2019
Sinh nhật lần thứ 15 của Medusa, con trăn nuôi dài nhất thế giới

Sinh nhật lần thứ 15 của Medusa, con trăn nuôi dài nhất thế giới

Con trăn gấm, hay trăn mắt lưới, Medusa giờ đây đã dài 8 m, nặng gần 160 kg và trở thành con trăn nuôi dài nhất được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận.

Đăng ngày: 06/12/2019
Rắn hổ mang rượt người đi xe máy suốt 2km để trả thù

Rắn hổ mang rượt người đi xe máy suốt 2km để trả thù

Người thanh niên trẻ tuổi trải qua một phen thất kinh sau khi sơ ý chạy xe máy qua đuôi rắn hổ mang và bị con vật đuổi theo suốt quãng đường dài.

Đăng ngày: 05/12/2019
Sau đòn hiểm của mãng xà kịch độc, rắn đuôi chuông “chết không kịp ngáp“

Sau đòn hiểm của mãng xà kịch độc, rắn đuôi chuông “chết không kịp ngáp“

Nổi tiếng với nọc độc gây chết người nhưng khi gặp phải rắn moccasin, loài rắn nước Bắc Mỹ duy nhất có độc, rắn đuôi chuông phải nhận kết cục bi thảm.

Đăng ngày: 05/12/2019
Lươn điện thắp sáng cây Giáng sinh ở Mỹ

Lươn điện thắp sáng cây Giáng sinh ở Mỹ

Du khách đến thủy cung Tennessee có thể bị sốc khi biết rằng cây Giáng sinh đang được thắp sáng từ nguồn năng lượng tái tạo khác thường - một con lươn điện.

Đăng ngày: 05/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News