Hổ mang chúa "say đòn" tưởng chết dưới tay kỳ đà nước: Điều gì giúp nó sống sót phút cuối?
Không thể cắn xuyên cơ thể đối thủ để tiêm nọc độc, con rắn hổ mang chúa đành nằm im chịu trận.
Kỳ đà có đòn tấn công bằng... đuôi rất lợi hại.
Một cuộc chiến đã diễn ra giữa hai loài bò sát: Kỳ đà nước (tên khoa học: Varanus salvator) và hổ mang chúa. Khi phát hiện ra kẻ thù, hổ mang ngay lập tức dựng đứng thân trên rồi bành mang ra đe dọa.
Trong khi đó, kỳ đà lại có đòn tấn công bằng... đuôi của mình. Nó sử dụng chiếc đuôi quật nhiều lần rồi cắn vào mình con rắn, lắc mạnh nhằm khiến hổ mang "say đòn".
Đối diện với đối thủ có lớp da cứng, rắn hổ mang khó lòng cắn xuyên thủng da kẻ thù để tiêm nọc độc nên đành chịu đòn đau.
Lợi dụng lúc con kỳ đà nhả con rắn ra, người quay đã dùng que nhỏ để xua con rắn chạy đi, nhờ vậy hổ mang may mắn sống sót về sau.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới
Hổ được coi là một trong những loài vật quý trong văn hóa và tôn giáo của một số quốc gia Đông Á. Trong văn hóa Việt Nam, hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh, can đảm và sự chung thủy.

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.
