Hồ nước bí ẩn giữa sa mạc
Một hồ nước bí ẩn xuất hiện giữa vùng sa mạc của Tunisia mà không rõ nguyên nhân hình thành, được người dân thích thú chọn làm điểm vui chơi.
Hồ nước có màu xanh thẫm và chứa tảo, có thể có nhiều chất nguy hiểm và gây ung thư cho con người. (Ảnh: Moncef ARFA)
Hồ nước có kích thước khoảng một ha và sâu tới 18m, nằm giữa vùng sa mạc khô cằn thuộc vùng Gafsa của Tunisia. Giống như các bí ẩn xung quanh sự xuất hiện của miệng hố ở Siberia, nguyên nhân chính xác hình thành hồ nước này hiện vẫn chưa được làm rõ.
Hồ nước được cho là xuất hiện cách đây vài tháng. Các trận động đất nhỏ có thể đã tác động đến một một mạch nước ngầm tự nhiên, khiến nước tràn lên bề mặt. Tuy nhiên, tầng ngậm nước bên dưới đến nay vẫn chưa được phát hiện.
Theo Independent, người dân địa phương bắt đầu kéo đến hồ nước này từ một tháng trước, coi đây là nơi để nghỉ ngơi và tránh nóng giữa thời tiết oi bức và nhiệt độ trung bình khoảng 40 độ C. Mỗi ngày có khoảng 600 người đến hồ bơi lội, ngụp lặn dưới nước hay chèo thuyền.
Tuy nhiên, giới chức địa phương cảnh báo nước trong hồ đang bắt đầu chuyển đổi từ xanh lam sang màu xanh thẫm và xuất hiện tảo. Điều này cho thấy nó có thể chứa chất gây ung thư. Một số chuyên gia cho rằng nước hồ cũng có thể mang tính phóng xạ, do ảnh hưởng từ một mỏ phosphate ở gần đó.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
