Hồ nước có mức phóng xạ gấp 100 lần cho phép
Hồ Chagan là kết quả của một vụ nổ nhiệt hạch năm 1965 ở khu thử nghiệm hạt nhân tại Semey, Kazakhstan. Du khách phải đeo mặt nạ và mặc quần áo bảo hộ khi tới đây tham quan.
Hồ nước này nằm trong chương trình thử nghiệm tiềm năng ứng dụng công nghệ hạt nhân cho những hoạt động như làm kênh đào, hồ chứa, khoan dầu, hay di chuyển một khối lượng đất lớn. Một thiết bị được đặt trong hố sâu 178m dưới lòng sông Chagan. Khi thiết bị phát nổ, một hố rộng 400m và sâu 100m hình thành. Sau đó, người ta đào kênh để dẫn nước vào hồ.
Hồ nước tưởng chừng như rất bình thường này là kết quả của một thử nghiệm hạt nhân.
Chương trình này có tên là "Nổ hạt nhân vì kinh tế quốc gia" (Nuclear Explosions For The National Economy), ý tưởng mượn từ Mỹ khi họ cũng có chương trình tương tự và đã thực hiện 27 vụ thử nghiệm năm 1977.
Nước ở hồ Chagan bị nhiễm xạ và có mức phóng xạ cao gấp 100 lần mức cho phép. Nơi này không có cá, động vật hoang dã hay chim chóc sinh sống. Mặt nước tỏa mùi khó chịu. Du khách không được phép chạm vào nước hồ hay xuống bơi ở đây. Phía nam có một dải đất nhỏ ngăn Chagan với một hồ trữ nước khác.
Mức phóng xạ ở nước hồ và khu vực xung quanh vượt quá mức cho phép nhiều lần.
Hồ Chagan đã trở thành một điểm du lịch hút khách với tên gọi Hồ Nguyên Tử. Tuy nhiên, du khách phải mặc quần áo bảo hộ và mặt nạ trước khi tới tham quan. Cách hồ nước một khoảng không xa có ngọn đồi, nơi còn di tích của trung tâm điều khiển - một boongke bê tông bị phá hủy trong vụ nổ.
Boongke bê tông gần hồ nước.
Kazakhstan là nước rộng thứ 9 trên thế giới, có một trữ lượng dầu mỏ dồi dào cùng với các nguồn khoáng chất khác. Là quốc gia nằm trọn trong đất có diện tích liền lớn nhất thế giới, Kazakhstan còn là một địa chỉ thu hút nhiều du khách tới khám phá văn hóa đặc biệt, các khu bảo tồn thiên nhiên cùng những hoạt động giải trí ngoài trời hấp dẫn như trượt tuyết, trekking...
Nếu bạn muốn có một trải nghiệm du lịch khác thường, hồ Chagan và Kazakhstan sẽ là điểm đến hoàn hảo đáng để khoe với mọi người khi trở về.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
