Hồ nước duy nhất chảy ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Hồ Isa ở Yellowstone sở hữu đặc điểm độc nhất vô nhị là chảy ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Nằm trong vườn quốc gia Yellowstone giữa khu vực mạch nước phun Old Faithful và West Thumb, hồ Isa nằm trực tiếp trên Đường phân chia Bắc Mỹ, tức dãy núi Rocky. Dãy núi này chạy dọc Bắc Mỹ, chia tách dòng chảy của hệ thống sông ra phía đông và phía tây, đổ vào những đại dương khác nhau, theo IFL Science.

Hồ nước duy nhất chảy ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
Hồ Isa trong vườn quốc gia Yellowstone. (Ảnh: Wikimedia).

Kết quả từ vị trí độc đáo là phần phía đông của hồ Isa đổ vào sông Lewis, phụ lưu của sông Columbia, đổ vào Thái Bình Dương. Trong khi đó, phần phía tây của hồ này đổ vào sông Firehole, phụ lưu của sông Madison, đổ ra vịnh Mexico, nối liền với Đại Tây Dương qua eo biển Florida.

Hồ Isa nằm trên một con đèo ở độ cao 2.518m. Vào mùa xuân, khi chảy tràn do tuyết tan, nước hồ sẽ di chuyển theo hai hướng. Do hồ Isa nằm ở bồn địa, nó chỉ đổ ra biển khi mực nước đủ cao. Trong nhiều mùa đông gần đây, tuyết ở Yellowstone không đủ dày để lấp đầy hồ. Điều đó biến Isa thành hồ khép kín, có nước chảy vào nhưng không chảy ra. Phần lớn thời gian trong năm, nước ở hồ Isa không đổ ra hai đại dương mà bay hơi dưới nắng nóng.

Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở hồ Ladoga lớn hơn nhiều nằm gần St Petersberg ở tây bắc nước Nga, gần biên giới Phần Lan. Phần lớn hồ đổ vào vịnh Phần Lan qua sông Neva, cuối cùng hướng ra biển Baltic. Tuy nhiên, hồ cũng thông với phụ lưu thuộc hệ thống sông Volga, chảy ra biển Caspi.

Một ví dụ khác là sông Nerodime ở phía nam Kosovo. Nằm ở ngoại ô thành phố Ferizaj, con sông chia thành hai ngả, gọi là sông rẽ đôi. Nhánh bên trái đổ vào Biển Đen trong khi nhánh bên phải đổ ra biển Aegean, biến nó thành sông duy nhất ở châu Âu chảy vào hai biển.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh báo bùng nổ rác thải điện tử do AI tạo ra

Cảnh báo bùng nổ rác thải điện tử do AI tạo ra

Nghiên cứu mới cho thấy lượng rác thải điện tử do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra có thể tăng gấp 2.000 lần vào năm 2030, lên đến 5 triệu tấn.

Đăng ngày: 16/11/2024
Bão Man-yi có thể thành siêu bão, NASA cảnh báo hiện tượng bão chồng bão bất thường

Bão Man-yi có thể thành siêu bão, NASA cảnh báo hiện tượng bão chồng bão bất thường

Cơ quan quản lý dịch vụ khí quyển, địa vật lý và thiên văn Philippines hôm 15/11 cho biết bão nhiệt đới Man-yi (Pepito) có thể mạnh lên thành siêu bão vào tối 16/11.

Đăng ngày: 16/11/2024
Khói bụi độc hại đã lên một

Khói bụi độc hại đã lên một "nấc thang mới"

Mức độ khói bụi độc hại dày đặc phá kỷ lục đã bao phủ miền Đông Pakistan và miền Bắc Ấn Độ kể từ tháng trước có thể được nhìn thấy một cách ấn tượng trong hình ảnh từ vệ tinh.

Đăng ngày: 15/11/2024
Áp thấp tan dần, bão Usagi có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão Usagi có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15.

Đăng ngày: 15/11/2024
Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?

Trước khi siêu bão Usagi đổ bộ, bầu trời ở Philippines có màu đỏ sẫm hoặc hồng rực rất lạ, trông như thể được tô màu.

Đăng ngày: 15/11/2024
Bơm kim cương vào khí quyển: Giải pháp làm mát Trái đất gây tranh cãi!

Bơm kim cương vào khí quyển: Giải pháp làm mát Trái đất gây tranh cãi!

Bơm kim cương vào khí quyển là phương pháp địa kỹ thuật giúp làm mát Trái đất nhờ khí dung.

Đăng ngày: 15/11/2024

"Vườn mưa" đô thị: Giải pháp xanh cho khí hậu và sức khỏe cộng đồng

Lịch sử cho thấy con người đã có khả năng thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt, nhưng để đối phó với tương lai khí hậu nóng lên cần những giải pháp hợp tác và sáng tạo.

Đăng ngày: 14/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News