Hồ nước hóa thành sa mạc vì biến đổi khí hậu

Từng là khu vực quan trọng cho hoạt động nông nghiệp và đánh bắt cá, hồ Faguibine ở Mali giờ đây chỉ còn lại những cồn cát trơ trọi.

Theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cảnh báo, cuộc khủng hoảng khí hậu đang làm cho tình hình vốn đã nghiêm trọng trở nên tồi tệ hơn, với việc con người phải vật lộn để thích nghi và phục hồi sau những cú sốc khí hậu lặp đi lặp lại.

Hồ nước hóa thành sa mạc vì biến đổi khí hậu
Tại sa mạc này trước đây là một hồ nước rộng lớn, đóng vai trò như một trung tâm phát triển nông nghiệp tại Mali. (Ảnh: AP).

Hồ Faguibine nằm ở phía bắc Mali, cách Timbuktu 80km là một trong những minh chứng cho thấy sự tàn khốc của biến đổi khí hậu.

Vào những năm 1970, sau những giai đoạn hạn hán kéo dài ngày càng nghiêm trọng, nước trong hồ bắt đầu bốc hơi, giảm đáng kể.

Dần dần, những cồn cát hình thành, đã thay thế những vùng nước rộng lớn và khu vực đất canh tác được. Ngày nay, cư dân của khu vực chỉ biết trông mong vào một mùa mưa kéo dài 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9. Trong thời gian còn lại của năm, nhiệt độ ở khu vực này ghi nhận nắng gắt kéo dài, mức nhiệt lên tới 50 độ C.

Đối với 6 thành phố tự trị ven hồ, hậu quả thật thảm khốc. Nghề đánh bắt cá trở thành dĩ vãng, các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi đã bị sụt giảm nghiêm trọng.

Người dân còn sót lại trong khu vực bị đẩy tới đường cùng. Họ phải chặt những cây gỗ cuối cùng còn sót lại, làm trầm trọng thêm tình trạng xói mòn đất và mất nước.

Thế nhưng đối với một số người, không có giải pháp thay thế nào nếu họ muốn sống sót tại đây. "Tôi biết điều đó đang hủy hoại môi trường, nhưng nếu tôi không làm vậy, làm sao tôi mua được thức ăn?", bà Alhousna Walet Alhassane - một góa phụ sống tại đây cho biết.

Hồ nước hóa thành sa mạc vì biến đổi khí hậu
Trữ lượng nước ở hồ Faguibine thay đổi chóng mặt theo thời gian theo ảnh chụp từ vệ tinh.

Theo lời kể của Alhassane, trước đây khu vực xung quanh hồ từng là trung tâm xuất khẩu gỗ, gia súc, cá và ngũ cốc sang các vùng khác của Mali, cũng như sang các nước láng giềng là Algeria, Bờ Biển Ngà và Mauritania.

Từ các nông sản được xuất đi, dân bản địa có thể đổi lấy hàng dệt may, xe máy, đồ điện gia dụng và phụ tùng thay thế.

Tuy nhiên giờ đây khi biến đổi khí hậu làm mất đi nguồn thu nhập, nghèo đói đã đến, và thế hệ trẻ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời bỏ làng mạc và khu vực.

Những người còn ở lại đa phần là người già, người neo đơn, hoặc bị bệnh tật khiến họ không thể tự do di chuyển tới nơi ở mới.

Theo ICRC, Mali hiện được coi là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới và là một trong 20 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, theo Chỉ số Sáng kiến Thích ứng Toàn cầu Notre Dame (ND-Gain).

Quốc gia này đã và đang phải hứng chịu biến đổi khí hậu nghiêm trọng trong nhiều năm, khiến thảm thực vật biến mất, chỉ còn sót lại các sa mạc hoặc bán sa mạc.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự đoán nhiệt độ trung bình ở Tây Phi sẽ còn tăng 3,3 độ C từ nay đến năm 2100, cùng với nguy cơ tăng 4,7 độ C ở khu vực miền bắc Mali.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 29/10/2021
Đến quốc đảo 3000 năm tuổi chiêm ngưỡng dòng thác chảy dưới đáy đại dương độc đáo nhất thế giới

Đến quốc đảo 3000 năm tuổi chiêm ngưỡng dòng thác chảy dưới đáy đại dương độc đáo nhất thế giới

Quốc đảo Mauritius sở hữu một trong những cảnh quan kỳ vĩ nhất thế giới: Thác nước dưới biển. Tuy nhiên, đây có thực sự là một thác nước hay không?

Đăng ngày: 28/10/2021

"Bom hẹn giờ" bên dưới lớp băng vĩnh cửu

Đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy do ấm lên toàn cầu kéo theo nhiều mối đe dọa như giải phóng khí nhà kính, cơ sở hạ tầng nứt vỡ và biến đổi cảnh quan.

Đăng ngày: 28/10/2021
Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm khổng lồ - Hóa ra Việt Nam nhiều không kém, hạng 2 thế giới

Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm khổng lồ - Hóa ra Việt Nam nhiều không kém, hạng 2 thế giới

Người Nhật đã tìm thấy trữ lượng đất hiếm rất lớn ngoài khơi đảo Minamitori, giúp quốc gia này có thể vươn lên trở thành nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới.

Đăng ngày: 28/10/2021
Áp thấp nhiệt đới vào bờ, Bình Định - Ninh Thuận, lượng mưa lên tới 200mm

Áp thấp nhiệt đới vào bờ, Bình Định - Ninh Thuận, lượng mưa lên tới 200mm

Ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây ra mưa diện rộng ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hôm nay, TP.HCM khả năng xuất hiện mưa lớn gây nguy cơ ngập úng.

Đăng ngày: 27/10/2021
Bê tông tăng độ bền khi

Bê tông tăng độ bền khi "nuôi" sinh vật biển

Startup Israel phát triển loại bê tông thân thiện với môi trường, thậm chí trở nên bền chắc hơn khi sinh vật biển bám vào bề mặt.

Đăng ngày: 27/10/2021
Động đất sâu nhất thế giới bên dưới Nhật Bản

Động đất sâu nhất thế giới bên dưới Nhật Bản

Nếu được xác nhận, rung chấn ở độ sâu 751 km có thể gây bất ngờ cho các nhà địa chất học vốn cho rằng lớp phủ giữa hầu như không thể xảy ra động đất.

Đăng ngày: 27/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News