Hồ nước ở Mỹ chuyển màu tuyệt đẹp, nhưng đó lại là tin cực kỳ không tốt

Dù cái hồ có màu sắc cực kỳ thu hút, nhưng các chuyên gia chỉ có thể lắc đầu khi hiện tượng này xảy ra. Tại sao vậy?

Người dân xung quanh hồ Erie (một hồ rất lớn thuộc Ngũ Đại Hồ của Bắc Mỹ) đã có những ngày phải giật mình, khi nước hồ bỗng chuyển thành màu xanh lá huyền ảo, tuyệt đẹp.

Bức hình dưới đây do hệ thống OLI (Operational Land Imager - hệ thống vận hành hình ảnh mặt đất) thuộc vệ tinh Landsat 8 cung cấp. Nó cho thấy cái hồ có thể chuyển biến màu sắc kỳ lạ đến thế nào.

Hồ nước ở Mỹ chuyển màu tuyệt đẹp, nhưng đó lại là tin cực kỳ không tốt
Nước hồ Erie bỗng chuyển thành màu xanh lá huyền ảo, tuyệt đẹp.

Nhưng dù đẹp, đây lại là tin rất không tốt, khi nước hồ lúc này giống như một bể độc chất khổng lồ. Lý do đến từ tác nhân gây nên sự đổi màu ấy chính là sự phát triển bùng nổ của "tảo độc".

Được biết, vụ tảo độc bùng nổ đầu tiên trong năm nay bắt đầu từ tháng 7 tại vịnh Maumee, nhưng sau đó lan rộng về hướng đông và hướng bắc, dọc theo bờ biển Michigan, Ohio và Ontario.

Hồ nước ở Mỹ chuyển màu tuyệt đẹp, nhưng đó lại là tin cực kỳ không tốt
Tác nhân gây nên sự đổi màu ấy chính là sự phát triển bùng nổ của "tảo độc".

Giới chuyên gia cho biết, nguyên nhân đứng đằng sau vụ việc có thể là do nước hồ đã hấp thụ quá nhiều phốt-pho đến từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp. Lượng phốt-pho này đã kích thích khả năng hấp thụ dinh dưỡng của tảo đến mức "điên rồ", khiến chúng phát triển bùng nổ. Quá trình này được gọi là "phú dưỡng" (eutrophication).

Nguy hiểm hơn, chiếm đa số các loại tảo bùng nổ có Microcystis - một loại khuẩn lam. Nhìn có thể đẹp, nhưng chúng sản sinh ra độc chất, khiến nước hồ bị ô nhiễm nặng, đồng thời gây nguy hiểm cho con người và các loài động vật xung quanh. Nếu tiếp xúc với nước hồ vào thời gian này có thể gây dị ứng da, thậm chí là suy hô hấp trầm trọng.

Hồ nước ở Mỹ chuyển màu tuyệt đẹp, nhưng đó lại là tin cực kỳ không tốt
Mặt hồ ma mị, nhưng đầy nguy hiểm.

Đó là chưa tính đến tác hại đối với môi trường. Tảo phát triển bùng nổ sẽ hút hết oxy trong hồ, khiến cá chết hàng loạt, lại gây mùi hôi thối kinh khủng làm ảnh hưởng đến đời sống cư dân xung quanh.

Được biết, lần gần nhất hồ Erie xảy ra hiện tượng này là từ những năm 1960. Khi đó, cái hồ khổng lồ này gần như "kiệt quệ" vì nước hồ bị ô nhiễm trầm trọng. Dù đã rất cố gắng khắc phục, nhưng đến nay mức ô nhiễm trong hồ vẫn còn khá lớn, đặc biệt là nồng độ phốt-pho rất cao, khiến thảm cảnh ngày nay xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Chiều tối nay áp thấp nhiệt đới đổ bộ Quảng Bình - Đà Nẵng

Chiều tối nay áp thấp nhiệt đới đổ bộ Quảng Bình - Đà Nẵng

Hồi 04 giờ ngày 09/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,5 độVĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa.

Đăng ngày: 09/10/2017
Phát hiện mỏ khí heli lớn nhất thế giới

Phát hiện mỏ khí heli lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học Anh phát hiện mỏ khí heli lớn nhất thế giới tại châu Phi với trữ lượng khoảng 1,5 tỷ m3.

Đăng ngày: 09/10/2017
Tổng quan về nhiên liệu sinh học

Tổng quan về nhiên liệu sinh học

Nhu cầu năng lượng của loài người đã hiện diện cách nay hàng trăm ngàn năm, khi con người biết dùng lửa trong hoạt động hàng ngày để nướng thịt, đuổi thú dữ, đốt rừng làm rẫy.

Đăng ngày: 07/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News