Hồ ô nhiễm sủi bọt độc trắng xóa bốc cháy
Hồ Bellandur ở Bangalore, Ấn Độ, ô nhiễm đến mức sủi bọt độc trắng xóa như tuyết và đôi khi bốc cháy.
Hồ Bellandur ô nhiễm, sủi bọt độc trắng xóa
Với diện tích 36,4km2, hồ Bellandur là hồ lớn nhất và ô nhiễm nhất ở thành phố Bangalore. Mỗi khi trời mưa, chất thải hóa học chưa qua xử lý và rác thải đổ xuống hồ trong nhiều thập kỷ bị khuấy tung thành lớp bọt trắng xóa dày đặc. Lớp bọt này chứa nhiều dầu, mỡ và chất tẩy rửa, đôi khi nó bắt lửa khiến mặt hồ bốc cháy. (Ảnh: Debasish Ghosh).
Các cư dân địa phương đã quen thuộc với hiện tượng bất thường này. "Mỗi lần trời mưa và nước dâng cao, lớp bọt cũng tràn lên khiến việc đi đường trở nên nguy hiểm. Bọt nước cản trở tầm nhìn và cả khu vực bốc mùi hôi thối. Xe ôtô và xe đạp đi qua khu vực này cũng bị phủ đầy bọt", Visruth, người sống cách hồ 30m cho biết. (Ảnh: Debasish Ghosh).
Đối với Mohammed Attaulla Khan, người lớn lên bên hồ nước, cảnh mặt hồ bốc cháy vào tháng 5 rất đáng nhớ. "Không phải ngày nào hồ nước cũng bốc cháy. Nó khiến mọi người thức tỉnh và nhận ra chúng tôi đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng", Khan nói. (Ảnh: Debasish Ghosh).
T.V. Ramachandra, một trong những nhà khoa học môi trường hàng đầu trong thành phố, đã nộp báo cáo lên chính quyền địa phương vào tháng 6 sau sự kiện hồ bốc cháy. Báo cáo này lý giải sự hình thành bọt nước từ dòng chất thải chưa qua xử lý trong thời gian mưa lớn và gió to. Ramachandra cũng nhấn mạnh một điếu thuốc cháy dở ném xuống hồ có thể khiến bọt nước bốc cháy. (Ảnh: Debasish Ghosh).
Với dân số tăng gần gấp đôi lên 10 triệu người trong hai thập kỷ qua, giới chức địa phương không thể quản lý nạn ô nhiễm đi kèm theo sự tăng trưởng. "Những đối tượng gây ô nhiễm đang có lợi thế bởi cơ quan làm luật còn yếu kém và không đủ nguồn lực. Chúng tôi đã phải trả giá trong suốt 40 năm qua", Oddity Central dẫn lời Ramachandra. (Ảnh: Debasish Ghosh).
Bangalore từng được mệnh danh là "thành phố nghìn hồ" nhưng nay đã trở thành "vùng đất nghìn thùng rác". Hồ Bellandur chịu bất lợi lớn khi nằm ở cuối vùng hồ phía nam thành phố. Mỗi ngày, hồ tiếp nhận hơn 490 triệu lít nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để từ các hộ gia đình và khu công nghiệp trên toàn thành phố. Theo báo cáo, lớp bọt trên mặt hồ năm nay dày hơn và nặng mùi hơn so với các năm trước. (Ảnh: Debasish Ghosh).
Lớp bọt cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiếp xúc với nó. Sau khi Ramachandra và các sinh viên thuộc Viện Khoa học Ấn Độ dành một buổi chiều để thu thập mẫu bọt, họ bị phát ban nặng. Cư dân địa phương sống gần hồ thường có triệu chứng đau đầu, chóng mặt và đau bụng, nhiều khả năng do nguồn nước ô nhiễm. (Ảnh: NDTV).

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
