Hổ săn mồi như thế nào?

Những “chú mèo” to xác này có thể hạ gục con mồi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ đồng loại. Ẩn mình trên những cánh đồng cỏ trong thảo nguyên, một con mèo to xác đang cúi mình như một cái lò xo đang nén lại, sẵn sàng bay lên để vồ lấy bất kỳ con mồi xấu số nào đi ngang qua. Chỉ trong tích tắc, loài mèo sát thủ này nhảy vọt ra từ nơi ẩn náu, giáng một đòn chí mạng vào sau gáy của con mồi trước khi ăn thịt nó.

Hổ được xem là kẻ rình rập khét tiếng, một kỹ năng thiên bẩm giúp chúng sinh tồn trong thiên nhiên khắt nghiệt. Thông thường, việc săn mồi như thế này sẽ diễn ra mỗi tuần một lần, và trung bình chúng có thể tiêu thụ hết 40kg thức ăn chỉ trong một bữa ăn. Với chế độ ăn gần như hoàn toàn từ thịt và kỹ năng săn mồi tinh vi, hổ xứng đáng nằm ở vị trí đầu chuỗi thức ăn.

Hổ săn mồi như thế nào?
Hổ săn mồi như thế nào?

Ước tính cho thấy phạm vi thích hợp nhất để hổ vồ lấy con mồi là khoảng 6 - 9 mét. Khi con mồi đã nằm trong vùng này, hổ sẽ nhắm vào cổ của chúng, sau đó bay đến ngoạm lấy nhằm cắt đứt tủy sống con vật xấu số. Với khả năng bơi lội sẵn có, hổ hoàn toàn có thể tận dụng vùng nước gần đó để nhấn chìm con mồi.

Thường săn mồi vào ban đêm, hổ có thị lực vô cùng tuyệt vời - gấp 6 lần so với khả năng nhìn trong đêm của con người. Không giống sư tử, hổ không săn mồi theo bầy mà thích làm chuyện đó một mình hơn. Mặc dù tập tính này làm giảm tỷ lệ thành công trong mỗi chuyến săn, song nếu thành công, phần thưởng tất nhiên là dành riêng cho kẻ chiến thắng.

Những yếu tố tạo nên khả năng săn mồi đáng kinh ngạc của của hổ:

Thị giác

Có tập tính đi săn về đêm, thế nên hổ sở hữu khả năng thị giác tuyệt vời giúp nó dễ dàng phát hiện chuyển động của con mồi ngay cả trong bóng tối

Thính giác

Một con hổ có khả năng nghe được âm thanh với tần số lên tới 300-500Hz, cùng với siêu âm ở tần số thấp mà tai người không thể nghe được.

Móng vuốt

Với khả năng thu vào khi không cần dùng đến, móng cọp dài đến 10cm.

Răng

Dài gần 8cm, hổ là loài sở hữu những chiếc răng nanh lớn nhất trong dòng họ mèo. Miệng của mỗi con hổ có đến 30 chiếc răng sắc như dao, với lực cắn hơn 1.000 PSI, gấp năm lần lực cắn của con người.

Tốc độ

Để đuổi theo con mồi, một con hổ có thể chạy với tốc độ lên tới 65 km/h.

Sọc vằn

Vằn trên cơ thể là thứ giúp gia tăng khả năng ngụy trang của hổ khi chúng rình rập con mồi. Tương tự như vân tay của con người, vằn trên thân mỗi con hổ là độc nhất và không có con nào giống con nào

Đuôi

Với độ dài trung bình khoảng 1 mét, đuôi hổ dùng để giữ thăng bằng khi nó đuổi theo con mồi ở tốc độ cao.

Vồ

Một con hổ có thể nhảy xa tới mười mét để bắt con mồi

Săn bắn trong điều kiện nuôi nhốt

Trên thực tế, số lượng hổ sống trong điều kiện nuôi nhốt nhiều hơn so với ngoài tự nhiên, chính vì lẽ đó, các chủ vườn thú đã tìm ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm thỏa mãn mong muốn săn mồi của hổ.

Vì việc đưa con mồi sống vào trong chuồng bị nghiêm cấm, các chủ vườn thú quyết định tạo ra “những con mồi” giả để giải quyết vấn đề. Sở thú quốc gia Smithsonian ở Washington (Mỹ) có một cách tiếp cận mới lạ, đó là tạo ra những quả bóng lớn để hổ chơi đùa. Một số vườn thú còn tạo ra hình nộm của con mồi bằng bìa cạt-tông để thoải mãn tham muốn săn mồi của hổ.

Học đi săn

Bản năng thì có, nhưng mọi thứ đều cần phải qua “trường lớp” để một con hổ có khả năng săn mồi hoàn hảo nhát và mẹ chúng chắc chắn là nơi dạy cho hổ con những bài học đầu đời. Như nhiều loài động vật có vú khác, khi chào đời, hổ cũng được nuôi bằng sữa mẹ, trước khi có thể ăn thịt từ những chuyến đi săn.

Khi đàn con được khoảng 8 - 10 tháng tuổi, chúng sẽ bắt đầu đi săn cùng mẹ, và dành ra khoảng 1 - 2 năm để học cách săn mồi sau những lần chứng kiến mẹ thực hiện điều đó. Trong suốt khoảng thời gian đầu đời, hổ mẹ sẽ thường xuyên chơi giỡn với con để dạy cho nó những kỹ năng sống hữu ích như nhún nhảy và rình rập. Sau khi quá trình huấn luyện hoàn tất, những con hổ con bắt đầu rời khỏi mẹ và tìm kiếm lãnh thổ riêng để sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Chính quyền Úc đã đưa ra kế hoạch ném xúc xích tẩm độc xuống từ giờ tới 2020 nhằm tiêu diệt hơn 2 triệu con mèo hoang dã để bảo vệ các loài ở địa phương.

Đăng ngày: 16/05/2019
Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Ốc bùn răng cưa là một loại ốc bùn, tên khoa học Nassarius papilosus, có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Đăng ngày: 15/05/2019
Khoa học tuyên bố gấu koala chính thức

Khoa học tuyên bố gấu koala chính thức "tuyệt chủng về chức năng" nhưng điều đó có ý nghĩa gì?

Thế nào là tuyệt chủng chức năng? Tại sao gấu koala phải rơi vào tình trạng đó.

Đăng ngày: 14/05/2019
Phát hiện bất ngờ tại khu phi quân sự liên Triều

Phát hiện bất ngờ tại khu phi quân sự liên Triều

Một con gấu đen châu Á loại hiếm vừa được phát hiện ở Khu phi quân sự (DMZ) trên Bán đảo Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc cho biết.

Đăng ngày: 14/05/2019
Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng

Những cá thể dài 1 inch mang màu xanh điện đã mắc kẹt tại hang động đá vôi bị nhấn chìm trong sa mạc Nevadan kể từ Kỷ Băng Hà. Vào năm 2013, số lượng của chúng chỉ còn 35 con.

Đăng ngày: 13/05/2019
Xôn xao hình ảnh sư tử được xạ trị để chữa ung thư

Xôn xao hình ảnh sư tử được xạ trị để chữa ung thư

Con sư tử ở Nam Phi được đưa tới bệnh viện ở thành phố Tshwane, Nam Phi để điều trị căn bệnh ung thư da giai đoạn đầu.

Đăng ngày: 13/05/2019
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 13/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News