Hổ Tasmania sắp được "cải tử hoàn sinh"
Nhờ vào phương pháp tái tạo gene từ những mẫu vật được lưu giữ trong bảo tàng, các nhà khoa học đang hy vọng sẽ “hồi sinh” cho hổ Tasmania – loài thú ăn có túi lớn nhất trong thời hiện đại đã bị tuyệt chủng cách đây hơn 80 năm trước.
Hổ Tasmania hay chó sói Tasmania, chó sói túi có tên khoa học Thylacinus cynocephalus. Đây chính là loài thú ăn thịt có túi lớn nhất trong thời hiện đại. Trong quá khứ, loài động vật này được phát hiện đầu tiên ở Australia và Papua New Guinea. Thế nhưng, vào những năm 1930, nạn săn bắn quá mức của con người đã khiến loài thú có túi này bị tuyệt chủng.
Hổ Tasmania.
Hiện tại, một số mẫu vật của hổ Tasmania chỉ còn được lưu giữ trong các lọ hóa chất và được bảo quản nghiêm ngặt trong một số bảo tàng ở Australia. Đáng chú ý, các mẫu vật này vẫn lưu giữ được nguyên vẹn DNA của chó sói Tasmania và đây chính là tiền đề để giới khoa học tiến hành các biện pháp nhân bản nhằm phục sinh chúng trong tương lai.
Nhờ vào việc phân tích gene di truyền, các nhà khoa học đang tỏ ra rất tự tin trong việc “phục sinh” cho loài hổ Tasmania. Trước đó, vào tháng 12/2017, các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne (Australia) đã giải mã được toàn bộ gen của loài thú ăn thịt có túi này.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, có một khó khăn trong việc hồi sinh hổ Tasmania là tìm ra loài có kiểu gene tương thích, gần giống chúng để tiến hành nhân bản. May mắn thay, cho đến hiện tại, việc chỉnh sửa gene CRISPR đã mở ra cơ hội lớn cho công việc đưa chó sói Tasmania trở lại Trái Đất.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm ra cách chỉnh sửa một số gene của họ hàng chó sói Tasmania hoặc làm tê liệt một số gene khác để giúp tỷ lệ tương thích trở nên cao hơn. Qua đó, mở ra cơ hội tạo ra những cá thể hổ Tasmania đầu tiên kể từ sau khi tuyệt chủng.
Hiện tại, ngoài việc cố gắng nghiên cứu để nhân bản thì các nhà khoa học cũng tin rằng hổ Tasmania vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên hoang dã. Vì vậy, nhiều cuộc tìm kiếm đã được các nhà khoa học triển khai và nếu nó thành công thì việc đưa loài thú ăn thịt có túi này trở lại trở nên dễ dàng hơn.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
