Hố tử thần xuất hiện trước đền Pantheon

Hố tử thần bất ngờ mở ra tại Rome, để lộ những phiến đá dùng để lát đường cách đây hơn hai thiên niên kỷ.

Hố tử thần nằm ở quảng trường Piazza della Rotonda có diện tích 1 m2 và sâu 2,5 mét. Bên trong hố, các nhà khảo cổ học tìm thấy 7 phiến đá lát cổ đại làm từ đá trầm tích travertine. Không có người nào bị thương khi mặt đất sụp xuống vào trưa ngày 27/4 do quảng trường đông đúc thường ngày trở nên vắng vẻ vì Covid-19. Tuy nhiên, những hố tử thần kiểu này đang trở thành vấn đề ngày càng phổ biến ở Rome.


Hố tử thần xuất hiện ở Rome hôm 27/4. (Ảnh: Live Science).

Những phiến đá tìm thấy trong hố tử thần ra đời trong thời gian xây đền thờ Pantheon từ năm 27 đến năm 25 trước Công nguyên, theo Daniela Porro, cán bộ quản lý thành phố Rome. Chúng được thiết kế bởi Marcus Agrippa, một người bạn của hoàng đế Augustus. Tuy nhiên, đền thờ Pantheon và quảng trường được hoàng đế Hadrian xây dựng lại hoàn toàn từ năm 118 đến năm 128. Khu vực này cũng trải qua nhiều lần tu sửa vào đầu thế kỷ 3 dưới thời hoàng đế Septimius Severus và Caracalla, theo Encyclopedia Britannica.

Các phiến đá được phát hiện lần đầu tiên vào thập niên 1990 khi các công nhân lắp đường dây dịch vụ ở quảng trường. Hố tử thần mới "nuốt chửng" khoảng 40 khối đá cuội. Số đá này rơi xuống hầm chứa dây cáp và đường ống.

Hố tử thần hay còn gọi là "voragine" trong tiếng Italy khá phổ biến ở Rome. Trong gần 100 năm qua, Rome ghi nhận 30 vụ sụp hố mỗi năm, nhưng số lượng bắt đầu tăng gấp ba lần từ năm 2009. Ví dụ, năm 2018, số lượng hố tử thần xuất hiện trong thành phố đạt mức kỷ lục là 175 và năm 2019 có 100 hố.

Nguyên nhân được cho là do những hốc nhân tạo từ thời cổ đại, kết quả từ hoạt động khai thác đá, đào hầm và xây hầm mộ, khiến mặt đất trở nên kém ổn định, đặc biệt sau mưa lớn. Khu vực nhạy cảm nhất là phía đông thành phố Rome, nơi diễn ra hoạt động khai thác vật liệu từ thời xưa, theo nhà địa chất học Stefania Nisio, người đang làm việc trong dự án lập bản đồ hố tử thần ở Rome.

Ngoài ra, phần lớn thành phố Rome nằm trên nền đất mềm nhiều cát nên dễ bị nước xói mòn và thường bị rung lắc do xe cộ chạy qua. Lãnh đạo thành phố công bố kế hoạch trị giá hàng triệu USD để sửa chữa đường phố năm 2018 nhưng dự án tiến triển rất chậm. Trước khi dự án toàn tất, các hố tử thần có thể tiếp tục hé lộ những kiến trúc và đồ tạo tác cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể lạnh nhất thế giới

Vật thể lạnh nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu sử dụng chùm tia laser và bẫy quang từ để làm lạnh nguyên tử tới nhiệt độ -273 độ C.

Đăng ngày: 29/04/2025
Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên tùy thích dù nặng hàng chục ngàn tấn không?

Đăng ngày: 29/04/2025
Súng điện từ railgun hoạt động như thế nào?

Súng điện từ railgun hoạt động như thế nào?

Tầm bắn xa hơn 20 lần, đầu đạn bay nhanh gấp hơn 10 lần các loại vũ khí quân sự thống thường – là tóm tắt ngắn gọn về uy lực của súng điện từ railgun.

Đăng ngày: 29/04/2025
Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Đăng ngày: 28/04/2025
Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Đăng ngày: 28/04/2025
Người đàn ông

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học

Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Đăng ngày: 26/04/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News