Hoa anh đào Nhật bị đe dọa
Đối với người Nhật Bản, mùa hoa anh đào nở báo hiệu mùa đông đã qua và mùa xuân đang tới. Nhưng loài hoa này đang nở sớm hơn và sẽ đối mặt với tương lai u ám do tình trạng ấm lên toàn cầu.
![]() |
Người dân Nhật thường tổ chức tiệc ngắm hoa dưới các cây anh đào. Ảnh: kyoto.travel. |
Năm nay, mùa anh đào nở chính thức bắt đầu từ 21/3, nghĩa là sớm hơn 5 ngày so với dự kiến và sớm hơn một tuần so với thời điểm nở hoa trung bình trong suốt 30 năm qua.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản khẳng định anh đào nở sớm không phải hiện tượng bất thường chỉ diễn ra một lần. Trên thực tế, tình trạng này đã xảy ra liên tục trong nhiều năm. Thông thường thì hoa anh đào trên các đảo phía nam của Nhật Bản sẽ nở sớm nhất vào nửa sau tháng 3 hàng năm, sau đó đến lượt các cây anh đào ở đảo trung tâm Honshu và các đảo phía bắc.
Cách đây 40 năm, anh đào trên đảo Honshu bắt đầu nở vào 1/4. Tuy nhiên, Cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản cho biết, trong vài năm gần đây anh đào trên các đảo cách Honshu khoảng 200 km về phía bắc đã bắt đầu nở vào 1/4. Nguyên nhân của thay đổi này chính là tình trạng ấm lên toàn cầu và quá trình đô thị hóa.
Cụ bà Sumiko, 76 tuổi và sống tại quận Naka-meguro của thành phố Tokyo, nói: “Tôi tới thủ đô từ hơn 40 năm trước. Khi đó hoa anh đào nở vào khoảng ngày 10/4. Nhưng mấy năm gần đây chúng thường nở trong khoảng thời gian từ 20 đến 25/3”.
Các chuyên gia cho biết nhiệt độ ở thành phố luôn cao hơn nhiều so với vùng nông thôn do sự hiện diện của hàng triệu xe hơi, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống sưởi. Các đô thị thiếu không gian mở song lại có quá nhiều chất hấp thụ nhiệt từ Mặt trời (như bê tông, nhựa đường).
Nobuyuki Asada, một thành viên của Hiệp hội những người yêu hoa anh đào Nhật Bản, nhận định rằng những thay đổi khí hậu khiến tương lai của hoa anh đào trở nên u ám. “Nếu nhiệt độ không khí tiếp tục tăng và mùa mưa ngày càng trở nên thất thường, tôi không dám chắc cây anh đào có thể tồn tại trong 50 hoặc 100 năm nữa. Nhiều cây đã ngừng ra hoa”, Asada nói.
Hàng năm Cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản luôn cố gắng dự đoán chính xác ngày hoa anh đào nở trên từng vùng của đất nước. Đây là việc làm rất quan trọng của người dân xứ Phù Tang có thói quen tổ chức tiệc ngắm hoa anh đào nhiều tuần trước khi hoa nở. Trong những bữa tiệc ấy, người ta mời bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp tới các cây anh đào để ăn uống và ngắm hoa.
Mặc dù chủ trì hội nghị Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính vào năm 1997, Nhật Bản vẫn chưa được coi là quốc gia gương mẫu trong nỗ lực ngăn chặn thay đổi khí hậu. Theo nghị định thư Kyoto thì đất nước mặt trời mọc phải cắt giảm 6% lượng khí thải nhà kính của năm 1990. Nhưng các con số thống kê mới nhất cho thấy, hàng năm nền kinh tế lớn nhất châu Á vẫn “sản xuất” lượng khí thải nhà kính cao hơn 9,2% so với mức năm 1990.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
