Hóa ra đảo con voi trong siêu phẩm One Piece là có thật

Không ngờ đảo con voi Zou trong siêu phẩm ngàn tập One Piece lại có thật ngoài đời mà lạ còn đẹp điên đảo thế này đây.

Nếu may mắn được bay lượn trên vùng trời của Iceland thì đừng quá ngạc nhiên khi bạn bắt gặp hình ảnh 1 chú voi đang bì bõm giữa dòng nước xanh thẳm nhé. Đó là hòn đá nổi tiếng (hay còn gọi là đảo con voi) của nơi đây được tạo ra bởi nham thạch đấy.

Hóa ra đảo con voi trong siêu phẩm One Piece là có thật
Đảo con voi nàyđược tạo ra bởi nham thạch đấy. (Ảnh: Internet).

Tảng đá nham thạch “con voi” thuộc quần đảo Vestmannaeyjar, Iceland. Nguồn gốc phiến đá này được tạo ra bởi công lao to lớn của dân bản địa. Cụ thể, vào năm 1973, ngọn núi lửa Eldfell phun trào, người dân đã bơm nước biển lạnh nhằm chuyển hướng dòng chảy dung nham vào bến cảng. Và dòng dung nham bị chuyển hướng ấy đã tụ lại tại giữa biển tạo nên mỏm đá con voi ta thấy ngày hôm nay.

Hóa ra đảo con voi trong siêu phẩm One Piece là có thật
Tảng đá nham thạch “con voi” thuộc quần đảo Vestmannaeyjar, Iceland. (Ảnh: Internet).

Không như những khối nham thạch khác, mỏm đá này được mẹ thiên nhiên ưu ái nhào nặn thành hình thù giống như một chú voi khổng lồ, mà nhìn ở mọi góc độ đều khiến người ta hào hứng. Lớp sóng vỗ rì rào dưới chân mỏm đá lại vô tình tạo ra thêm các nếp nhăn như làn da sần sùi của loài voi khiến mỏm đá sống động hơn hẳn.

Hóa ra đảo con voi trong siêu phẩm One Piece là có thật
Đảo Zou trong truyện One Piece chắc được tác giả lấy cảm hứng từ mỏm đá này. (Ảnh: Internet).

Thiên nhiên quả thật tài tình khi màu sắc, hõm mắt, cái vòi dài, đôi tai to của loài động vật lớn nhất trên cạn lại khớp hoàn hảo với tảng đá này. Và ắt hẳn, đảo Zou sống động trong truyện One Piece được tác giả Oda Eiichiro lấy cảm hứng từ mỏm đá nổi tiếng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Ngọn núi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch có nguy cơ nổ tung

Ngọn núi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch có nguy cơ nổ tung

Các nhà khoa học Trung Quốc nhận định ngọn núi nơi Triều Tiên tiến hành 5 vụ thử bom hạt nhân gần đây nhất, bao gồm quả bom mạnh nhất phát nổ hôm 3/9, có nguy cơ sụp đổ.

Đăng ngày: 05/09/2017
Nam Cực suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng khi nước biển nóng lên

Nam Cực suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng khi nước biển nóng lên

Dù chỉ làm ấm nước trên bề mặt nhưng sự gia tăng nhiệt độ này đã gây ra

Đăng ngày: 05/09/2017
Bão số 8 tiếp tục mạnh lên, Hà Nội có mưa

Bão số 8 tiếp tục mạnh lên, Hà Nội có mưa

Tới trưa ngày 1/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 490km về phía Đông Nam.

Đăng ngày: 01/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News