Hóa ra tất cả chúng ta đang rửa thớt sai cách mà không hay
Bạn rửa thớt bằng cách nào? Giống như xử lý các loại chén bát thông thường?
Một trong những dụng cụ làm bếp được sử dụng nhiều nhất chính là cái thớt. Và bất kể loại thớt mà bạn sử dụng làm bằng nhựa hay gỗ, thì việc rửa thớt vẫn là công đoạn... khó chịu nhất.
Nhưng bạn rửa thớt bằng cách nào? Sử dụng xà phòng rửa bát, xả nước chà thật lực, giống như khi rửa bất kỳ các loại chén bát nào khác? Theo Stephanie C. từ trang Mirror, thì đó là một sai lầm lớn.
Thớt là nơi xử lý tất cả mọi thứ.
Hãy nhớ rằng, thớt là thứ sử dụng để chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt sống, rau củ quả, cá... Vậy nên, có thể hiểu thớt chính là thứ dễ nhiễm khuẩn nhất.
Trên thực tế, đã từng có một nghiên cứu chỉ ra rằng thớt chứa lượng vi khuẩn lớn gấp 2 lần so với một cái... bồn cầu. Trong đó, có cả vi khuẩn bên trong phân người nữa. Do vậy, việc rửa thớt không thể đơn giản như bát đĩa bình thường được.
Stephanie cho biết, các loại xà phòng rửa bát thông thường gần như không có tác dụng khi rửa thớt. Nguyên nhân là vì bề mặt thớt có nhiệt độ khá lạnh, kể cả khi được rửa bằng nước nóng cũng khó lòng đem lại hiệu quả. Điều đó có nghĩa rằng vi khuẩn vẫn lẩn khuất trong thớt, và sẵn sàng gây bệnh cho chúng ta.
Giải pháp được đưa ra là sử dụng những hợp chất tẩy rửa chuyên dụng mạnh hơn. Theo Stephanie, bạn có thể ngâm thớt trong hỗn hợp nước - thuốc tẩy, nước diệt khuẩn cho đồ dùng nhà bếp sau mỗi lần sử dụng, để đảm bảo bề mặt thớt được khử trùng sạch sẽ. Trong đó, tỉ lệ an toàn là nửa muôi thuốc tẩy cho 1 lít nước.
Bạn có thể sử dụng giấm nguyên chất, chanh hay muối để làm sạch mặt thớt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấm nguyên chất, chanh hay muối để làm sạch mặt thớt. Cụ thể, bạn đổ giấm nguyên chất lên cả hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô.
Hoặc bạn có thể dùng miếng chanh đã cắt, chà lên bề mặt của thớt theo hình vòng tròn để hỗn hợp chanh và muối hòa tan và làm sạch thớt. Sau đó, rửa thớt dưới vòi nước đang chảy để nước chanh và muối trôi hết.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Cách xử lý khi bị ong đốt
Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?
