Hóa thạch 380 triệu năm của cá đi bộ trên cạn

Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch của một loài cá có nhiều ngón ở vây sống trên Trái Đất cuối kỷ Devon.

Phát hiện của nhóm nghiên cứu ở Australia và Canada là một trong những hóa thạch hoàn chỉnh nhất của lớp cá vây thùy. Con cá dài 1,5 mét được tìm thấy ở Miguasha, Quebec năm 1938. Nó thuộc loài Elpistostege watsoni, động vật săn mồi lớn nhất thống trị môi trường nước nông và vùng cửa sông ở Quebec 380 triệu năm trước. Những chiếc răng nanh nhọn giúp chúng ăn thịt các loài cá lớn sống cùng khu vực.

Hóa thạch 380 triệu năm của cá đi bộ trên cạn
Các nhà nghiên cứu cho rằng cấu tạo nhiều ngón ở vây hỗ trợ E. watsoni đi bộ quãng ngắn. (Ảnh: CNN).

Ảnh chụp cắt lớp bộ xương bằng máy vi tính hé lộ E. watsoni có ít nhất hai ngón giống ngón tay và có thể còn sở hữu thêm ba ngón nữa. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy phần cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay và cổ tay gắn liền với các ngón. Tất cả được bao phủ bởi tia vây, phần phụ có màng giống mái chèo. Các nhà nghiên cứu chia sẻ chi tiết phát hiện trên tạp chí Nature hôm 18/3.

"Chúng tôi báo cáo phát hiện mẫu vật hoàn chỉnh của một loài cá vây thùy, giúp cung cấp thông tin mới về quá trình tiến hóa bàn tay của động vật có xương sống", John Long, giáo sư cổ sinh vật học ở Đại học Flinders, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Các ngón có đốt ở vây cá giống như xương ngón tay thường thấy ở phần lớn động vật".

Theo các nhà nghiên cứu, phần phụ này giúp E. watsoni sinh tồn trong môi trường nước nông ở cuối kỷ Devon. "Nguồn gốc các ngón liên quan tới việc phát triển khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể dưới nước nông hoặc cho những chuyến đi bộ ngắn trên cạn", Richard Cloutier, giáo sư ở Đại học Quebec tại Rimouski, giải thích. "Số xương nhỏ ở vây tăng lên tạo sự linh hoạt trong việc phân tán trọng lượng qua vây. Cá vây thùy không phải tổ tiên của chúng ta, nhưng đây là hóa thạch chuyển tiếp đích thực giữa cá và động vật bốn chân".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ quý tộc Trung Quốc chôn cùng lừa vì đam mê chơi polo

Nữ quý tộc Trung Quốc chôn cùng lừa vì đam mê chơi polo

Việc tìm thấy xương lừa trong lăng mộ cổ giúp hé lộ vai trò của sinh vật này với cuộc sống của giới quý tộc nhà Đường.

Đăng ngày: 19/03/2020
Rhizodus hibberti: Quái vật kinh hoàng của kỷ Carbon

Rhizodus hibberti: Quái vật kinh hoàng của kỷ Carbon

Rhizodus hibberti là loài cá cổ đại khổng lồ có thể thách thức trí tưởng tượng với sự hung dữ của chúng. Rhizodus hibberti: Quái vật kinh hoàng của kỷ Carbon

Đăng ngày: 19/03/2020
Tượng đá bí ẩn khiến ta đặt ra giả thuyết : Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?

Tượng đá bí ẩn khiến ta đặt ra giả thuyết : Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?

Cách đây 76 năm, 33 nghìn bức tượng đất nung được tìm thấy tại Mexico, vốn được coi là bằng chứng tiêu biểu cho giả thuyết khủng long từng chung sống cùng loài người thời tiền sử.

Đăng ngày: 19/03/2020
Rùng mình 250 hài cốt bất ngờ hiện hình trong mưa bão

Rùng mình 250 hài cốt bất ngờ hiện hình trong mưa bão

Bãi biển thuộc đảo lớn nhất trong quần đảo Orkney, phía bắc Scotland, bỗng chốc la liệt hài cốt sau một loạt cơn bão lớn: họ là những người Viking hoặc người Pict cổ xưa.

Đăng ngày: 18/03/2020
Hình khắc sinh vật

Hình khắc sinh vật "nửa người nửa bọ ngựa" khổng lồ

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hình khắc sinh vật nửa người nửa bọ ngựa có niên đại 4.000 -40.000 năm ở vùng núi hẻo lánh.

Đăng ngày: 18/03/2020
Phát hiện cấu trúc làm từ hàng trăm xương voi ma mút

Phát hiện cấu trúc làm từ hàng trăm xương voi ma mút

Các nhà khảo cổ tìm thấy một trong những công trình kỷ băng hà lớn nhất và lâu đời nhất làm từ xương voi ma mút tại khu vực Kostenki.

Đăng ngày: 17/03/2020
Người Trung Quốc cổ đại am hiểu về dịch bệnh từ cách đây 3.000 năm

Người Trung Quốc cổ đại am hiểu về dịch bệnh từ cách đây 3.000 năm

Những dòng chữ khắc trên xương và vỏ, mai động vật được khai quật cho thấy người Trung Quốc đã am hiểu về dịch bệnh từ thời cổ đại.

Đăng ngày: 17/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News