Hóa thạch 505 triệu năm của loài sứa "cổ" nhất được phát hiện ở Rockies Canada
Các nhà nghiên cứu phát hiện 182 hóa thạch 505 triệu năm tuổi của một loài sứa tại Burgess Shale.
Hóa thạch sứa Burgessomedusa phasmiformis.
Phục dựng hình ảnh sứa Burgessomedusa phasmiformis. (Ảnh: Christian-McCall).
Những mẫu hóa thạch về loài sứa lâu đời nhất trên Trái đất, ước tính cách đây 505 triệu năm đã được phát hiện ở trong dãy núi Rockies, Canada. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 182 hóa thạch được bọc trong đá của địa điểm hóa thạch Burgess Shale nổi tiếng tại đây.
182 hóa thạch mới được phát hiện thuộc về một loài sứa chưa từng được biết đến trước đây, được gọi là Burgessomedusa phasmiformis. Chất lượng bảo quản tốt của các hóa thạch này là yếu tố gây ngạc nhiên với giới khoa học vì các loài động vật thân mềm được cấu tạo từ 95% là nước, rất khó để được lưu trữ và bảo quản.
“Việc phát hiện ra thêm những loài động vật được bảo tồn trong các lớp đá trên đỉnh núi này là một khám phá kỳ diệu. Điều này bổ sung một loài động vật đáng chú ý khác mà Burgess Shale cất giữ trong quá trình tiến hóa sự sống trên Trái đất”, đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Jean-Bernard Caron, cho biết.
- Các nhà khoa học choáng váng khi phát hiện ngôi sao có sóng thần siêu thanh cao gấp 3 lần Mặt trời
- Vì sao không phải ai cũng có thể ăn dưa hấu mọc giữa sa mạc?
- NASA làm chệch hướng tiểu hành tinh, vô tình gây mối đe dọa khác