NASA làm chệch hướng tiểu hành tinh, vô tình gây mối đe dọa khác
NASA dùng tàu vũ trụ DART để thử nghiệm chuyển hướng một tiểu hành tinh, nhưng vô tình đánh bật 37 tảng đá lớn bay trong không gian với tốc độ 21.000 km/h.
Vào ngày 26-9-2022, NASA đã đâm tàu vũ trụ DART vào tiểu hành tinh Dimorphos trong thử nghiệm đầu tiên phòng thủ cho Trái đất.
Vụ va chạm đã thành công trong việc chuyển hướng Dimorphos một chút. Nhưng giờ đây các nhà thiên văn học phát hiện nó cũng đánh bật 37 tảng đá, hiện đang lao vút trong không gian với tốc độ 21.000km/h, theo báo The Telegraph.
Hình ảnh hoàn chỉnh cuối cùng của Dimorphos, do tàu vũ trụ DART của NASA nhìn thấy 2 giây trước khi tác động - (Ảnh: NASA).
Những tảng đá này, được kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện, có kích thước từ 0,9 - 6,7m. Các nhà thiên văn học tin rằng đây không phải là những mảnh vỡ của tiểu hành tinh mà nó đã nằm rải rác trên bề mặt và bị đánh bật từ cú va chạm với tàu vũ trụ DART.
Một bức ảnh cận cảnh do DART chụp chỉ 2 giây trước vụ va chạm cho thấy có nhiều tảng đá nằm trên bề mặt Dimorphos có kích thước và hình dạng tương tự.
Các chuyên gia cho biết sự việc này cho thấy chiến lược làm lệch hướng tiểu hành tinh có thể gây những hậu quả không lường trước được và có khả năng khiến những tảng đá nhỏ hơn va chạm với Trái đất.
Ông David Jewitt, giáo sư khoa học Trái đất và hành tinh tại University of California Los Angeles (UCLA), nói: “Nhóm tảng đá này giống như một đám mảnh đạn bung ra từ một quả lựu đạn cầm tay. Bởi vì những tảng đá lớn đó về cơ bản chia sẻ tốc độ của tiểu hành tinh".
Ông cho biết trong một tác động thông thường ở tốc độ cao, một tảng đá 4,5m va vào Trái đất sẽ cung cấp năng lượng ngang với quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) trong Thế chiến thứ 2.
Dimorphos có kích thước tương đương Đại kim tự tháp Giza. Tiểu hành tinh này được chọn để thử nghiệm chuyển hướng vì nó ít gây ra mối đe dọa cho Trái đất.
Về mặt kỹ thuật, Dimorphos được phân loại là có khả năng gây nguy hiểm nhưng nó vẫn cách Trái đất 9,6 triệu km và không có khả năng gây ra mối đe dọa trong tương lai gần.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu một trong những mảnh đá từ tiểu hành tinh này bị chệch hướng trong tương lai và đến Trái đất, nó sẽ gây ra “thiệt hại to lớn”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm
Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?
Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.
