"Da sống" của Trái đất bị đe dọa từ biến đổi khí hậu

Lớp vỏ sinh học bao phủ khoảng 12% bề mặt Trái đất đang bị đe dọa, gây ảnh hưởng đến khí hậu, môi trường và sức khỏe con người.

Da sống của Trái đất bị đe dọa từ biến đổi khí hậu
Mặt cắt ngang của lớp vỏ sinh học được chụp bằng kính hiển vi laze quét đồng tiêu. (Ảnh: BP).

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers of Microbiology dự đoán lớp vỏ sinh học của Trái đất sẽ giảm khoảng 25 - 40% trong vòng 65 năm do biến đổi khí hậu và tăng cường sử dụng đất.

Lớp vỏ sinh học - hay còn được coi như "da sống" của Trái đất - là tập hợp các vi sinh vật, tạo thành lớp bề mặt lâu năm trong đất. Chúng hiện bao phủ khoảng 12% bề mặt Trái đất.

Lớp vỏ này đóng góp nhiều vai trò quan trọng, như lấy carbon và nitơ từ không khí và cố định chúng trong đất, tái chế chất dinh dưỡng và giữ các hạt đất lại với nhau, giúp ngăn ngừa bụi...

Trong đó, chức năng ổn định đất - giúp giảm xói mòn bằng cách cung cấp khả năng để đất kết thành khối và không bị phân hủy thành bụi - là cực kỳ quan trọng.

Da sống của Trái đất bị đe dọa từ biến đổi khí hậu
Một chuyên gia thu thập các thành phần của lớp vỏ sinh học từ thực địa trước khi mang chúng trở lại phòng thí nghiệm để nghiên cứu (Ảnh: BP).

Theo giáo sư Estelle Couradeau, trưởng nhóm nghiên cứu, sự hiện diện của lớp vỏ sinh học ở vùng đất khô cằn làm giảm đáng kể lượng bụi có thể xâm nhập vào khí quyển.

Do đó, việc mất đi lớp vỏ sinh học sẽ làm tăng lượng phát thải và lắng đọng bụi toàn cầu từ 5 - 15%. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu, môi trường và sức khỏe con người.

"Khi đất khô, phần lớn các vi khuẩn trong đất sẽ không hoạt động", giáo sư Couradeau lý giải. "Nhưng ngay khi cảm nhận được nước, chúng sẽ hồi phục rất nhanh, chỉ trong vòng vài giây đến vài phút".

Theo chuyên gia này, các sinh vật nhỏ bé của lớp vỏ sinh học đang tích cực tạo ra chất diệp lục và góp phần cố định carbon, nitơ cho đến khi đất khô trở lại. Tuy nhiên chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đào giếng đụng trúng kho báu, cả nhà đổi đời sau một đêm

Đào giếng đụng trúng kho báu, cả nhà đổi đời sau một đêm

Sau khi biết tin một gia đình trong lúc đào giếng tìm thấy kho báu, cả ngôi làng đổ xô cùng nhau đi làm giàu.

Đăng ngày: 14/08/2023
Top 6 sự thật ít biết về J. Robert Oppenheimer -

Top 6 sự thật ít biết về J. Robert Oppenheimer - "cha đẻ" của bom nguyên tử

Bên cạnh việc là một nhà vật lý tài ba, cuộc đời của J. Robert Oppenheimer còn ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.

Đăng ngày: 14/08/2023
Chuyện gì xảy ra khi Đại Tây Dương đang

Chuyện gì xảy ra khi Đại Tây Dương đang "sôi" nhưng các cơn bão "chết dần"?

Khi tháng 7 kết thúc, Đại Tây Dương vô cùng nóng nực, đặc biệt ở những khu vực thường hình thành bão, nhưng điều kỳ lạ là năm nay gần như không có cơn bão nào xảy ra.

Đăng ngày: 13/08/2023
Người đàn ông

Người đàn ông "gây tò mò nhất": Tự biến mình thành cỗ máy kiếm tiền, trở thành huyền thoại sau khi qua đời

Luôn khẳng định không ăn quá nhiều, nhưng cân nặng của ông đã chạm mốc 317kg ở độ tuổi 30, vòng eo đồ sộ lên tới gần 3 mét.

Đăng ngày: 13/08/2023
Những biện pháp tránh nóng độc lạ của người Nhật: Ăn cay, té nước và mặc đồ rộng thùng thình

Những biện pháp tránh nóng độc lạ của người Nhật: Ăn cay, té nước và mặc đồ rộng thùng thình

Có một số phương pháp mang đậm tư duy, triết lý sâu sắc của xứ sở mặt trời mọc.

Đăng ngày: 12/08/2023
Dấu vết khổng lồ bị nghi ngờ là của vụ tai nạn tàu vũ trụ ở Nam Cực thực chất là gì?

Dấu vết khổng lồ bị nghi ngờ là của vụ tai nạn tàu vũ trụ ở Nam Cực thực chất là gì?

Các dấu vết va chạm ở Nam Cực không chỉ khiến các nhà khoa học tò mò mà còn truyền cảm hứng cho hàng loạt câu hỏi nghiên cứu.

Đăng ngày: 12/08/2023
Thanh kiếm treo dưới cây cầu cổ, vì sao hơn 170 năm không ai dám lấy cắp?

Thanh kiếm treo dưới cây cầu cổ, vì sao hơn 170 năm không ai dám lấy cắp?

Hơn 170 năm qua, vẫn chưa có ai cả gan dám lấy cắp thanh kiếm được treo dưới cây cầu cổ này. Đâu là nguyên nhân?

Đăng ngày: 11/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News