Bí ẩn thành phố không có tên trên bản đồ Trung Quốc
404 - thành phố không có tên trên bản đồ nằm ở tỉnh Cam Túc, là nơi Trung Quốc phát triển chương trình bom hạt nhân thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong thời đại vệ tinh phát triển như hiện nay, hầu như mọi tòa nhà, góc phố, đều thể hiện rõ ràng qua bản đồ vệ tinh. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, một thành phố bí ẩn không thể tìm thấy trên bất kỳ loại bản đồ nào.
Kỳ lạ hơn, thành phố này còn được đặt tên theo con số mã hóa giống như thành phố ma. Thành phố 404 nằm gần ga Đê Oa Phố, thành phố Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc. Để tới đây, cần đến ga Đê Oa Phố, sau đó tới đồn cảnh sát xin cấp phép. 404 hình thành vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh căng thẳng.
Năm 1958, khi cả Mỹ và Liên Xô đều sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc quyết định dốc toàn lực nghiên cứu bom hạt nhân. Những người giỏi nhất được tập hợp tới vị trí 97,21 độ kinh đông và 40,10 độ vĩ bắc, biến vùng hoang mạc trở thành thành phố 404.
Thành phố này còn được đặt tên theo con số mã hóa giống như thành phố ma.
Các nhà khoa học làm việc ở đây đặt nền móng cho chương trình hạt nhân và không gian của Trung Quốc. Đặng Giá Tiên, người được coi là cha đẻ của ngành vật lý hạt nhân Trung Quốc, là một trong số đó.
Do bí mật quân sự, 404 không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ nào. Dưới lòng thành phố đều là hầm trú bom. Tại bãi chôn lấp chất thải hạt nhân của thành phố, công nhân làm việc trong môi trường phơi nhiễm phóng xạ cao. Cứ nửa tiếng, họ lại phải rời đi. Hết giờ làm việc, họ phải chôn lấp trang phục bảo hộ. Nếu không cẩn thận, họ có nguy cơ tiếp xúc phóng xạ, rụng tóc, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Tại ngọn núi gần thành phố có một nghĩa trang lớn, chôn cất những người từng làm việc tại đây. Đó là những người cống hiến cả đời cho ngành khoa học hạt nhân Trung Quốc. Nhiều người không thể quay về cố hương. Hơn 60 năm trôi qua, thành phố đã bị bỏ hoang, nhiều người rời đi, nhưng một số người vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất không có tên trên bản đồ.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi
Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?
Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".
