Vì sao loài chim này lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”?

Sở hữu tốc độ lên đến 322 km/giờ, chim Cắt lớn chính là loài động vật nhanh nhất hành tinh. Sau khi được chiêm ngưỡng cách loài chim này ra đòn chớp nhoáng trên không, bạn sẽ hiểu tại sao nó lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”.

Chim Cắt lớn (Falco peregrinus) là một thành viên thuộc chi Cắt, có thể tìm thấy gần như mọi nơi trên thế giới, thậm chí là cả những lãnh nguyên Bắc Cực, trong đó tập trung đông đảo nhất ở Bắc Mỹ. Trên thực tế, không phải đại bàng hay báo săn, mà chính chim Cắt lớn là sinh vật nhanh nhất hành tinh. Theo các chuyên gia, loài chim này đạt tốc động cao nhất ở những cú liệng xuống dưới, mà theo ước tính là hơn 322 km/giờ.


Chim Cắt lớn có chiều dài cơ thể khi trưởng thành nằm trong khoảng 34-58cm.

Về đặc điểm hình thái, chim Cắt lớn có chiều dài cơ thể khi trưởng thành nằm trong khoảng 34-58 cm, với sải cánh từ 74-120 cm. Chim Cắt lớn đực có cân nặng đạt đến 750 gam, trong khi đó chim cái thường lớn hơn 30% con đực về kích thước. Giống như những loài chim ăn thịt khác, chim Cắt lớn sở hữu đến 3 mi mắt. Trong đó, 2 mi mắt để đóng mở mắt và mi mắt cuối cùng chỉ chuyên làm nhiệm vụ chớp mắt, để giữ cho mắt đủ ẩm và loại bỏ bụi bẩn. Điều đặc biệt là mi mắt thứ 3 này có khả năng nhìn xuyên thấu, do đó chim cắt hoàn toàn có thể quan sát trong khi mi mắt này đóng lại.


Chim Cắt lớn sở hữu mi mắt thứ 3 có thể nhìn xuyên thấu chuyên chỉ để chớp mắt.

Sở hữu cơ thể có kích thước tương đối cùng tốc độ tấn công siêu hạng, bất kỳ loài chim vừa và nhỏ nào cũng có thể trở thành bữa ăn của sát thủ này. Thậm chí, chim Cắt lớn đôi khi còn săn bắt cả các loài động vật có vú hay bò sát nhỏ.


Mặt trái của việc bay ở tốc độ cao là áp lực không khí sẽ rất lớn. Vì vậy chim Cắt lớn sở hữu một vách ở hốc mũi để làm chậm tốc độ dòng khí đi vào phổi. Ở các máy bay phản lực chúng ta cũng có thể trông thấy một bộ phận có nguyên lý tương tự.

Khả năng săn mồi của chim Cắt lớn được thể hiện rõ nhất khi mục tiêu của nó là một con chim đang bay trên không. Theo đó, với cú lao cực nhanh, chim Cắt lớn sẽ khiến con mồi phải nhận một lực như “trời giáng”.

Cần lưu ý là chim Cắt lớn sẽ va chạm với con mồi bằng 8 chiếc móng vuốt sắc như dao cạo của mình. Thông thường, đòn tấn công sẽ khiến con mồi choáng váng và chết sau khi rơi xuống đất. Trong trường hợp con mồi vẫn sống sót qua đòn phủ đầu này, chim Cắt lớn sẽ sử dụng một vũ khí bí mật được gọi là “răng kết liễu”, thực chất là phần ngạnh trên mỏ, để cắn xuyên qua cổ của nạn nhân.


Chim Cắt lớn là loài rất chung thủy.

Là một sát thủ máu lạnh nhưng chim Cắt lớn lại là loài rất chung thủy. Theo đó, sau khi thành thục về sinh dục (thường mất khoảng 1 năm), chim trống và chim mái sẽ bắt cặp rồi sống với nhau trọn đời, trong một tổ được làm trong hốc ở mép vách đá.

Dưới ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu DDT trong nông nghiệp, chim Cắt lớn đã trở thành loài nguy cấp trong một thời gian dài. May mắn là từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, DDT đã bị cấm sử dụng giúp số lượng của chim Cắt lớn được phục hồi đáng kể. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nỗ lực của những tổ chức bảo vệ động vật trên khắp thế giới.

Theo Kỷ lục Thế giới Guinness, những thử nghiệm cho thấy chim cắt lớn thậm chí còn có thể đạt được tốc độ lên tới 389km/h. Ngoài ra, trong một loạt các lần bổ nhào vào năm 1999, một con chim cắt lớn tên là Frightful, thuộc sở hữu của phi công Ken Franklin tại thị trấn Friday Harbor, Washington, đã lập kỷ lục thế giới sau khi được thả từ một chiếc máy bay ở độ cao là 5.182 m so với mực nước biển. Con chim cắt này 6 tuổi, dài 40,6 cm và nặng 1 kg, có sải cánh dài khoảng 104 cm.

Để đo được tốc độ của Frightful, phi công Franklin đã gắn con chip máy tính nặng 113,4 gram vào lông đuôi của nó. Sau đó, Franklin tiến hành đo xem con chim cắt lớn đã bổ nhào bao xa trong một khoảng thời gian.

Ngoài ra, Flanklin và một nhà quay phim đeo thiết bị đo độ cao khi họ nhảy dù cùng với Frightful. Kết quả, dữ liệu thu được từ tất cả các thiết bị trên được so sánh sau chuyến bay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News