Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Ngày 3/3, ngư dân Nghệ An đã bắt được con cá 8kg hình dáng giống sủ vàng, được chào mua với giá lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng chủ sở hữu chưa bán. Vài năm gần đây, người đi biển ở Đồng Nai, Bến Tre cũng may mắn bắt được cá sủ vàng và "đổi đời chỉ sau một đêm".

Lý giải về giá trị của cá sủ vàng, tiến sĩ Nguyễn Đức Cự, Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) - từng có đề tài nghiên cứu về cá sủ vàng- cho biết điều tạo nên giá trị tiền tỷ của chúng không nằm ở thịt, vẩy mà chính là bong bóng. "Bóng cá sủ vàng là nguyên liệu để tạo chỉ khâu trong y khoa. Loại chỉ này có khả năng tự hủy sau khi khâu cho bệnh nhân", ông Cự nói.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Miệng của cá sủ vàng có màu vàng đặc trưng. (Ảnh: Báo Đại đoàn kết).

Bên cạnh đó, theo quan niệm từ lâu đời của Trung Quốc thì món ăn từ cá sủ vàng luôn là "cao hương mỹ vị". Họ cho rằng, thực phẩm này sẽ mang đến may mắn và làm ăn tấn tới. Trước đây cá sủ vàng có giá khoảng 15-20 triệu/kg, hiện có thể lên 30-40 triệu/kg.

Giáo sư Mai Đình Yên, chuyên gia về cá cho biết thêm, loài cá này chủ yếu được bán sang các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ, Trung Quốc - những quốc gia có công nghệ sản xuất chỉ khâu từ bóng cá. Ngoài ra vảy cá cứng nên còn dùng để tạo vật gảy đàn.

Cá sủ vàng tên khoa học Otolithoides biauritus, thuộc bộ cá vược. Miệng của chúng rộng, mõm nhọn, điểm nhận dạng rõ nhất là màu vàng nghệ.

Tại Việt Nam, cá sủ vàng phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông châu thổ Sông Hồng, sông Cửu Long. Trên thế giới, chúng phân bố tại Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, dù hiếm gặp nhưng chúng chưa được đưa vào Sách đỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải bộ lông màu đen trắng của gấu trúc

Lý giải bộ lông màu đen trắng của gấu trúc

Lông của gấu trúc có màu đen và màu trắng giúp chúng ngụy trang trong môi trường sống và giao tiếp với nhau.

Đăng ngày: 06/03/2017
Các nhà khoa học phát hiện con vật ít ngủ nhất

Các nhà khoa học phát hiện con vật ít ngủ nhất

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLOS One thì loài động vật ít ngủ nhất trên Trái đất chính là loài voi.

Đăng ngày: 06/03/2017
Cá chép châu Á

Cá chép châu Á "xâm lược" các vùng nước ở Canada và Mỹ

Giới chức địa phương Canada đang rất lo lắng về sự xuất hiện của cá chép châu Á ở sông Saint Lawrence.

Đăng ngày: 04/03/2017
Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Con cá toàn thân có màu vàng óng, nặng khoảng 8kg nghi là loài cá sủ vàng quý hiếm được ông Sử đánh bắt trên sông Cấm.

Đăng ngày: 04/03/2017
Chiêm ngưỡng loài chim chỉ có ở châu Phi

Chiêm ngưỡng loài chim chỉ có ở châu Phi

Chim Turaco xanh lớn có tên khoa học là Corythaeola Cristata. Nó là thành viên duy nhất trong gia đình Musophagidae.

Đăng ngày: 03/03/2017
Loài vật có

Loài vật có "chuyện giường chiếu" kỳ dị nhất hành tinh

"Chuyện ấy" - dù là ở người hay động vật - thì cũng đều muôn màu muôn vẻ. Đấy có lẽ cũng là lý do vì sao mà dân tình dạo gần đây đang cảm thấy điên đảo vì bộ phim "50 sắc thái - đen" được trình chiếu ngoài rạp.

Đăng ngày: 03/03/2017
Kinh dị loài nhện có khả năng tàng hình siêu việt

Kinh dị loài nhện có khả năng tàng hình siêu việt

Loài nhện bọc Australia nổi tiếng không phải vì sở hữu chất độc chết người, cũng không vì hung hăng, máu lạnh, chúng gây ấn tượng bởi khả năng tàng hình siêu việt.

Đăng ngày: 02/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News