Kỳ lạ cách các chuyên gia cho rắn 2 đầu ăn uống
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Cape Girardeau ở bang Missouri (Mỹ) đang nuôi nhốt một con rắn chuột đen 2 đầu cực kỳ quý hiếm. Con rắn này được phát hiện lần đầu vào năm 2005 và sau 17 năm nó hiện dài 1,52 m.
Chia sẻ về cách cho rắn 2 đầu ăn, chuyên gia Alex Holmes tại trung tâm bảo tồn Cape Girardeau mô tả: "Với một con rắn bình thường có kích thước như trên nó sẽ dễ dàng nuốt chửng một con chuột trưởng thành. Tuy nhiên, với con rắn 2 đầu này thì khác. Do xương sống dính liền khiến việc nuốt chửng những con chuột non, trừ con chuột rất nhỏ, trở nên rất khó khăn".
Vị chuyên gia giải thích vì mỗi cái đầu rắn đều có tính "giành nhau khi ăn" nên họ phải lấy chiếc cốc uống nước chặn đầu kia của nó lại. Cái đầu bên phải ăn xong một lúc rồi mới tiếp tục cho cái đầu bên trái ăn. Điều này đảm bảo thức ăn đi qua chỗ giao nhau xuống thực quản mà không gặp trở ngại khiến "mắc nghẹn".
"Rắn 2 đầu này có chung một dạ dày nhưng chúng tôi cho ăn cả hai đầu để kích thích bản năng tự nhiên của chúng" - chuyên gia Alex nói thêm.
Cách cho rắn 2 đầu ăn cũng hết sức đặc biệt khi phải che một đầu lại. (Ảnh: Pen News)
Con rắn 2 đầu này đã sống tới 17 năm cũng là điều khiến các nhà khoa học hết sức ngạc nhiên. Thực tế, tỷ lệ sống sót của rắn 2 đầu cực kỳ thấp, chỉ khoảng 1/100 triệu.
"Hầu hết các con rắn non dính liền đều chết ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, tôi biết trường hợp con rắn 2 đầu khác sống được 20 năm" - chuyên gia về rắn Steve Allain cho biết - "Có điều, trong tự nhiên chưa từng chứng kiến con rắn 2 đầu nào sống được tới 17 năm".
Rắn hai đầu có tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 1/100 triệu. (Ảnh: Pen News)
Bởi có 2 đầu, 2 não bộ, nên chúng thường "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" khi di chuyển. Vì thế, chúng chỉ phù hợp sống trong điều kiện nuôi nhốt.
"Điều đó khiến chúng dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho diều hâu, chồn hôi hoặc gấu trúc đang đói nếu sống trong môi trường tự nhiên" - chuyên gia Alex nhấn mạnh.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
