Loài cá sẵn sàng nhịn ăn, “nuôi con thằng khác” chỉ để… cua gái!
Ẩn mình giữa lớp rong rêu trong các ao và suối ở Úc là “Mouth almighty” - một loài cá đặc biệt với bộ hàm to lớn và mạnh mẽ, có thể tóm gọn con mồi đang lướt qua. Nhưng không chỉ có vậy, những con Mouth almighty đực còn sử dụng cái miệng toàn năng của mình để làm nơi trú ẩn cho hàng trăm con non.
Cá Mouth almighty với cái miêng rộng và bộ hàm khỏe.
Hiện tượng ấp trứng bằng miệng ở cá được gọi là “Mouthbrood” và ở loài Mouth almighty, hiện tượng này diễn ra ở giống đực với tần suất 2-3 lần/tuần. Giống như các loài cá Mouthbrood khác, Mouth almighty phải tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng mỗi lần thực hiện ấp trứng bằng miệng. Tưởng như điều này sẽ khiến cá Mouth almighty trở nên e dè trong việc nuôi con, nhưng bất ngờ thay, theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Biology Letters, những ông bố Mouth almighty đôi khi nuôi dưỡng cả những con non không phải con của mình.
Janine Abecia - tác giả chính của nghiên cứu và là một cử nhân Tiến sĩ thuộc Đại học Charles Darwin (Úc), nơi cô đang tìm hiểu về Mouth almighty và loài cá trê xanh Neoarius graeffei. Cả hai loài kể trên đều sống trong môi trường nước ngọt của Úc và thuộc loài Mouthbrood. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai loài này hoàn toàn không ăn gì trong quá trình ngậm trứng.
“Tôi đã xem xét dạ dày của những con ấp miệng và thấy chúng trống rỗng,” Abecia nói.
Hơn nữa, việc con non bị nhét đầy miệng cũng có thể gây khó thở và khiến việc di chuyển của cá bố mẹ trở nên chậm chạp, gây khó khăn khi lẩn trốn kẻ thù. Với những bất lợi này, theo quy luật tiến hóa, những loài Mouthbrood sẽ chỉ chăm sóc những đứa con ruột của chúng. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy.
Bên trong miệng một con cá Mouth almighty đực không phải lúc nào cũng là con của chính nó.
Abecia đã thu thập những con cá Mouth almighty và cá trê xanh từ các con sông ở Lãnh thổ phía Bắc nước Úc. Cô cũng tìm thêm những con cá trưởng thành và không còn con non trong miệng để so sánh di truyền. Sau đó, Abecia chọn khoảng 10 quả trứng hoặc con non từ miệng của những con cá đực và phân tích DNA để tìm ra nòi giống của chúng.
Kết quả cho thấy, với cá trê xanh, 9 con cá bố đều đang nuôi dưỡng những đứa con của mình và những con cá con đó đều có cùng một mẹ. Tuy nhiên, bên trong miệng của cá Mouth almighty, mọi thứ hơi kỳ lạ. Abecia cho biết, trong số 15 lứa con non mà cô đem về từ tự nhiên, có bốn nhóm có nguồn gốc không đồng nhất.
Cụ thể, 2/15 lứa con non có nhiều mẹ, cho thấy rằng con đực đã tán tỉnh một con cái khi nó đã có trứng trong miệng. Một lứa có nhiều bố, có thể do một con đực khác đã lén lút thụ tinh một số trứng trước khi cá bố ấp trứng . Và trong một lứa khác, những con non hoàn toàn không có quan hệ huyết thống với con cá đang nuôi dưỡng chúng.
Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một số loài cá mouthbrood mang nhầm con. Ở một loại cá hồng y (cardinalfish), khoảng 8% cá bố mẹ nuôi dưỡng những đứa con không cùng huyết. Bên cạnh đó, một nghiên cứu về loài cá mang tên Silver arowanas cho thấy, 2/14 cá bố mẹ đang mang trong miệng những đứa con “lạc loài”.
Rõ ràng việc nuôi dưỡng những con non không cùng huyết thống mang lại nhiều bất lợi hơn cho các loài mouthbrood, vậy tại sao lũ cá dường như không hề tránh né chuyện này?
Một khả năng là khoang miệng đầy cá con khiến cá đực trông quyến rũ hơn.
Cá Mouth almighty đực cố gắng gây ấn tượng với con cái bằng cái miệng đầy con non, bất chấp đó không phải con ruột của chúng.
Thật vậy, Abecia giải thích: “Một số cá cái bị thu hút bởi những con đực đang chăm sóc con cái vì trông chúng đáng tin cậy hơn. Do vậy, nỗ lực “nuôi con kẻ khác” của những con cá đực lúc này có thể được bù đắp về sau. Nhiều con cái sẽ háo hức lấp đầy miệng của chúng bằng trứng và cá đực sẽ có nhiều bạn tình hơn. Điều này cũng có lợi hơn cho việc duy trì nòi giống.”
Tuy nhiên, theo ông Tony Wilson - một nhà sinh vật học tiến hóa tại Brooklyn College, đây chỉ là một nghiên cứu quy mô nhỏ nên vẫn còn quá sớm để đưa ra bất ký kết luận nào. Các nhà khoa học cần nghiên cứu sâu hơn và tham khảo thêm nhiều dữ liệu để đưa ra những kết luận chính xác nhất.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
